Tin tức
Bốn công ty không muốn Huyền Như bồi thường gần 900 tỷ đồng
Bị tuyên án chung thân và buộc bồi thường toàn bộ tiền cho các công ty, Huyền Như chấp nhận bản án. Tuy nhiên, 4 trong 5 nguyên đơn dân sự gồm Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank – Berjaya (SB0BS), Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại An Lộc kháng cáo yêu cầu Vietinbank phải trả số tiền Như đã chiếm đoạt với tư cách là cán bộ của ngân hàng. Riêng Công ty Cổ phần Đầu tư Hưng Yên không kháng cáo.
Được tòa triệu tập với tư cách người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan nhưng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của VietinBank chi nhánh TP HCM, gồm: ông Nguyễn Văn Sẽ (nguyên giám đốc), ông Trương Minh Hoàng, bà Nguyễn Thị Minh Hương (phó giám đốc) đều vắng mặt.
Các luật sư bảo vệ cho 4 công ty kiến nghị HĐXX phải triệu tập những người này và xem xét lại tư cách tham gia tố tụng của họ. Sau khi hội ý tòa cho rằng, trải qua hai cấp xét xử cơ quan chức năng đã làm rõ vai trò của họ. Về tư cách tố tụng của các công ty, tòa sẽ xem xét trong quá trình xét xử.
Trước đó, ở phiên sơ thẩm, dù cũng bị triệu tập nhưng ông Sẽ đã xuất cảnh sang Mỹ, còn bà Hương xin vắng mặt vì đang chữa bệnh.
Huyền Như và Tuấn tại tòa hôm nay. Ảnh: Hải Duyên. |
Bản án sơ thẩm xác định, năm 2009-2012, Như lấy danh nghĩa quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ gặp gỡ nhiều tổ chức, cá nhân huy động tiền gửi cho Vietinbank rồi chiếm đoạt.
Như bỏ tiền của mình ra để trả tiền lãi ngoài hợp đồng, phí môi giới để dẫn dụ họ gửi tiền. Khi tiền vào tài khoản mở tại Vietinbank, Như lập các chứng từ, giả chữ ký chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống trực tiếp chuyển tiền này trả những món nợ của mình.
Tổng cộng, Như chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng. Trong đó, 5 công ty có tài khoản mở hợp lệ được lãnh đạo của Vietinbank ký duyệt bị chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng.
Kịch bản dẫn dụ người gửi tiền
Tháng 5/2011, qua giới thiệu của Nguyễn Thị Nga (nhân viên một ngân hàng khác, cộng tác viên của Công ty Hưng Yên), Như biết một số công ty ở Hà Nội muốn gửi tiền nên rủ Võ Anh Tuấn ra Hà Nội gặp họ.
Làm việc với đại diện Công ty Hưng Yên, Huyền Như giới thiệu tên là Quyên – nhân viên của Võ Anh Tuấn, đang có nhu cầu huy động vốn cho Vietinbank Nhà Bè. Chị ta chủ động liên hệ với Nga thỏa thuận về số tiền gửi, lãi suất 18-22% mỗi năm.
Như sau đó làm giả 8 hợp đồng tiền gửi và phụ lục hợp đồng với Công ty Hưng Yên. Chị ta giả chữ ký Hà Tuấn Anh (giám đốc) và Võ Anh Tuấn để huy động của công ty này 537 tỷ đồng. Sau khi công ty chuyển tiền vào tài khoản mở tại Vietinbank, Huyền Như làm giả 14 lệnh chi, chữ ký ông Tạ Duy Hùng (Giám đốc Công ty Hưng Yên) trên các lệnh chi đó để chuyển 537 tỷ đồng đến tài khoản của mình. Cuối cùng Như chỉ trả cho công ty này được hơn 336 tỷ.
Bằng chiêu tương tự, Như đã chiếm đoạt hơn 170 tỷ của Công ty An Lộc; 380 tỷ đồng của Công ty Phương Đông; gần 125 tỷ của Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu và gần 210 tỷ của Công ty Cổ phần chứng khoán Saigonbank – Berjaya.
Huyền Như có dấu hiệu tội Tham ô tài sản
Năm 2015, TAND Tối cao tại TP HCM xử phúc thẩm, tuyên phạt Huyền Như án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. HĐXX cũng chấp nhận kháng cáo của 5 công ty tuyên hủy một phần bản án của TAND TP HCM trước đó, yêu cầu điều tra xét xử lại nhằm làm rõ hành vi Tham ô tài sản của Như (chứ không phải lừa đảo) và vai trò của Tuấn trong việc chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng củacác công ty này.
Theo TAND Tối cao, cấp sơ thẩm cần xác định lại tư cách tham gia tố tụng của Vietinbank trong vụ án. Việc buộc Huyền Như có trách nhiệm trả số tiền chiếm đoạt cho những công ty này là ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các công ty.
Ngoài ra, TAND Tối cao cũng kiến nghị xem xét trách nhiệm của các lãnh đạo Vietinbank chi nhánh TP HCM gồm ông Nguyễn Văn Sẽ, Trương Minh Hoàng và Nguyễn Thị Minh Hương do liên quan việc để Như chiếm đoạt tiền của những công ty.
Sau hai năm điều tra lại, VKSND Tối cao vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Huyền Như về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản – tức Vietinbank không có trách nhiệm trả nợ cho 5 công ty.
Hồi tháng 2, TAND TP HCM xử sơ thẩm lần hai, tuyên phạt Như mức án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bồi thường cho 5 công ty hơn 1.085 tỷ đồng. Như chấp nhận bản án này, còn Tuấn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt 7 năm tù với vai trò đồng phạm.
Hải Duyên
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Tin tức
4 Lưu Ý Trước Khi Transfer Tên Miền
Hãy đọc kỹ 4 lưu ý sau đây trước khi transfer tên miền. Transfer tên miền là quá trình chuyển...
Tin tức
Xây dựng thương hiệu từ sự khác biệt hóa
Xây dựng thương hiệu cũng có ý nghĩa chủ đạo là khác biệt hóa. Nếu không có sự...
Tin tức
Mừng lễ cuối năm ưu đãi thiết kế với IPTIME
Kính gửi quý khách hàng, Nằm trong chuỗi chương trình “Mừng lễ cuối năm – chung tay phát...
Kiến thức thương hiệu
Iptime gửi lời tri ân khách hàng, Mừng năm mới
Nhân dịp năm mới, Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã luôn tin tưởng và...
Kiến thức thương hiệu
Thiết kế web Bắc Ninh lợi ích cho doanh nghiệp của bạn
IPTIME Bắc Ninh đã có mặt tại Bắc Giang để phục vụ công việc thiết kế website cho các doanh...
Kiến thức thương hiệu
Cây gậy Asclepius – Biểu tượng ngành Y
Cây gậy Asclepius – Biểu tượng ngành Y Nói đến rắn, người ta nghĩ ngay đến nọc độc...
Kiến thức thương hiệu
13 thiết kế card visit miễn chê ban đã xem qua chưa?
Nếu bạn là một người đang xây dựng thương hiệu hay đơn giản là kinh doanh sản phẩm/dịch...
Cẩm nang thiết kế Tin tức
Giá thiết kế logo của các thương hiệu nổi tiếng thế giới như thế nào?
Có một sự thật là, có công ty đánh giá thiết kế logo là cực kỳ quan trọng,...
Kiến thức thương hiệu
Những nguyên tắc cơ bản nhất khi thiết kế logo 2018
Bạn thiết kế logo như thế nào? Điều gì quan trọng khi thiết kế một logo? Những điều...