Sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng nào được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Quyền sở hữu trí tuệ được hình thành nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động sáng tạo. Dù chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhưng các vấn đề liên quan đến nội dung này lại rất được quan tâm. Đặc biệt đối với các cá dân, tổ chức và doanh nghiệp thì quyền sở hữu trí tuệ lại càng được chú trọng hơn. Tuy nhiên để hiểu rõ và biết cách vận dụng nội dung này thì không phải ai cũng làm được. Vì nhiều người còn có những hiểu biết sai lệch hay không biết sở hữu trí tuệ là gì hoặc không xác định được đối tượng nào được bảo hộ bởi quyền này.

Đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ

Thông thường một tổ chức hay cá nhân có tham gia vào quá trình nghiên cứu, sáng tạo để hình thành nên một tác phẩm mới đều sẽ được công nhận một quyền sở hữu nhất định. Riêng với tác phẩm đó thì sẽ được bảo hộ trên các phương diện thuộc về quyền sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 đã cụ thể hoá về cơ chế bảo hộ tác phẩm này. Theo đó quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Trong đó:

– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

– Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

– Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Có thể thấy rằng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều nhóm quyền khác nhau nhằm phù hợp với từng nhóm đối tượng. Căn cứ vào đó mà thời điểm phát sinh quyền sẽ không giống nhau nên chủ sở hữu cần phải phân biệt rõ ràng. Điều 6 Luật này quy định rõ:

  • Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.
  • Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.
  • Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
  • Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.

sở hữu trí tuệ là gì

Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là gì ?

Như đã nói, không phải bất kỳ kết quả của công trình nghiên cứu nào cũng là đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Những đối tượng đó phải tương thích với cơ chế và thuộc các trường hợp quy định tại Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ. Những đối tượng này bao gồm :

– Quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

– Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

– Quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Trên đây là nội dung bài viết về đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì mà IPTIME Branding gửi tới bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn.

Tư vấn thiết kế thương hiệu

Nhận tư vấn 1:1 với chuyên gia thương hiệu của chúng tôi
Hotline: 0912 485 468 info@iptime.com.vn






    Bài viết liên quan

    Tin tức

    Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2022 chính thức khai mạc

    Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Hà Nội 2022) chính thức được khai mạc vào sáng...

    Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu

    Tìm hiểu sự khác biệt của catalogue, profile và brochure để sử dụng chúng hiệu quả hơn

    Trong lĩnh vực truyền thông, các tài liệu như catalogue, profile và brochure đóng vai trò rất quan...

    Kiến thức thương hiệu

    Quy trình và những lợi ích của việc thiết kế bao bì sản phẩm chuyên nghiệp

    Lợi ích của việc thiết kế bao bì sản phẩmDANH MỤC NỘI DUNG1 Lợi ích của việc thiết...

    Cẩm nang thiết kế Tin tức

    Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2021 đẹp đón Tết, chào Xuân

    Thiệp chúc mừng năm mới là món quà nhỏ, giản dị nhưng không thể thiếu trong dịp Tết...

    Cẩm nang thiết kế

    Cơ hội việc làm cho ngành thiết kế website ?

    TÌm kiếm cơ hội việc làm với ngành thiết kế website tại Hà Nội. Trước khi chọn học...

    Kiến thức thương hiệu

    Sự cần thiết của hồ sơ năng lực với doanh nghiệp tại Bắc Ninh

    Trong bối cảnh kinh tế hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc xây dựng và...

    Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu Tin tức

    Lợi ích của website đối với doanh nghiệp

    Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều rất chịu chi trong vấn đề đầu tư một trang web...

    Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu

    7 yếu tố đánh giá bảng hiệu phù hợp với cửa hàng của bạn

    Khi thiết kế bảng hiệu phù hợp với cửa hàng của bạn, chúng ta cần quan tâm đến...

    Tin tức

    Khởi tố, phát lệnh truy nã ông Vũ “nhôm”

    Cơ quan An ninh Điều tra (ANĐT), Bộ Công an vừa phát đi thông báo về việc ra...

    0912485468
    Liên hệ kinh doanh