Ví điện tử xu hướng tương lai và cuộc chiến không hồi kết của các thương hiệu

Không ít doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nhưng họ vẫn kêu gọi được vốn đầu tư nước ngoài.

TS Bùi Quang Tín (Trường ĐH Ngân hàng TP HCM) cho rằng làn sóng đổ tiền vào công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt dù chưa “hái quả ngọt” nhưng xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra, bởi các doanh nghiệp (DN) đang tranh đua “miếng bánh” thị phần.

Theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg về thanh toán không tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm, 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; đồng thời nâng lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên 70% vào cuối năm 2020.

Trong khi đó, số liệu thống kê cho thấy nước ta có hơn 40 triệu người sử dụng internet, gần 50 triệu thuê bao sử dụng điện thoại thông minh; tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt hàng năm lên tới 30%-50%.

Thị trường ví điện tử cạnh tranh rất khốc liệt khi thu hút ngày càng nhiều đại gia công nghệ trong lẫn ngoài nước. Ảnh: Hoàng Triều

Như vậy, thanh toán không tiền mặt là thị trường vô cùng rộng lớn để các DN trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ gọi xe, giao nhận hàng hóa, ví điện tử, sản phẩm tài chính – ngân hàng…

Thế nhưng, do “miếng bánh” này quá hấp dẫn nên mức độ cạnh tranh hết sức khốc liệt. DN nào cũng đua nhau giảm giá, khuyến mãi, hoàn tiền cho người tiêu dùng… dẫn đến hoạt động thua lỗ.

Biết là thua lỗ nhưng tại sao DN vẫn chấp nhận đổ tiền vào thị trường? Thực tế cho thấy không ít DN kinh doanh thua lỗ nhưng họ vẫn kêu gọi được vốn đầu tư nước ngoài. Với nguồn vốn này, sức mạnh và giá trị của DN sẽ tăng lên, mở ra triển vọng thu hút số lượng lớn khách hàng, có thể làm cho doanh thu, lợi nhuận của DN tăng đột biến trong tương lai. Cứ thế, dù thua lỗ nhưng khi còn kêu gọi vốn từ các tổ chức khác, DN vẫn tiếp tục đổ tiền vào thị trường thanh toán không tiền mặt để đa dạng hóa, bán chéo sản phẩm đến người tiêu dùng.

Ví dụ, Công ty Grab từng mạnh tay chi tiền để khuyến mãi cho số lượng lớn khách hàng của mình. Như thế, Grab lấy tiền từ đâu để bù đắp một phần chi phí? Giải quyết bài toàn này, họ phối hợp với các ngân hàng, tạo lập ví điện tử GrabPay by Moca để làm trung gian thanh toán. Khi đó, ngoài việc thu phí dịch vụ, chỉ cần mỗi ví điện tử luôn tồn tại 200.000 đồng thì với vô số khách hàng có sẵn, Grab sẽ sinh lời rất lớn khi số tiền này được gửi vào  ngân hàng với lãi suất không kỳ hạn 0,1%-0,5%/năm. Tiếp đến, Grab hợp tác với các cửa hàng phát triển dịch vụ Grabfood… có thêm khoản thu hoa hồng 10%-20%.

Điều này lý giải vì sao nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn không ngừng đổ tiền vào các DN công nghệ. Bởi, một trong nhiều lý do để  nhà đầu tư quyết định góp vốn là không hẳn DN đó hoạt động có lời mà họ luôn nhìn vào triển vọng, dòng tiền; mô hình, lĩnh vực  hoạt động của DN tiềm năng hay không. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn yêu cầu DN phải có kế hoạch làm cho tiền “bốc hơi” nhanh để thị trường nhận biết sản phẩm, dịch vụ mà DN đó đang triển khai. Từ đó, DN có thể tạo dựng được thương hiệu, thu hút được đông đảo khách hàng, tranh đua với các DN khác để chiếm lĩnh thị phần thanh toán không dùng tiền mặt, mua sắm online, đặt xe, gọi món, giao hàng, đặt phòng…. Khi đó, quy mô hoạt động, giá trị của DN ngày càng lớn, đáp ứng được một trong những mục tiêu trong tương lai của nhà đầu tư là tạo ra sinh lời khi bán lại vốn góp cổ phần.

Như thế, khi DN công nghệ tiếp tục đổ tiền vào các sàn thương mại điện tử, đầu tư các dịch vụ trung gian thanh toán, cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần, người tiêu dùng sẽ có được nhiều tiện ích, dịch vụ thanh toán không tiền mặt với chi phí tốt nhất. Biểu hiện rõ nhất là một số  ngân hàng bắt đầu  giảm mạnh phí dịch vụ cho khách hàng của mình. Mặt khác, cuộc chơi ngày càng gia tăng của nhiều đại gia công nghệ không chỉ thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài, mà còn tiếp nhận được nguồn lực công nghệ 4.0, kết nối chuỗi thị trường toàn cầu để phát triển thị trường thanh toán không tiền mặt.

Theo: nld.com.vn

Tư vấn thiết kế thương hiệu

Nhận tư vấn 1:1 với chuyên gia thương hiệu của chúng tôi
Hotline: 0912 485 468 info@iptime.com.vn






    Bài viết liên quan

    Cẩm nang thiết kế Tin tức

    Báo giá thiết kế logo: Tối ưu chi phí, giá hợp lý

    Các doanh nghiệp hiện nay ngày càng có xu hướng sở hữu cho mình thiết kế logo chất...

    Cẩm nang thiết kế Tin tức kiến thức ngành tư vấn thiết kế thương hiệu mới nhất

    Chi phí thiết kế, làm website

    Website hiện là một công cụ quan trọng để phát triển thương hiệu trên nền tảng trực tuyến....

    Thông tin nội bộ Tin tức

    IPTIME đồng hành và đối tác truyền thông chính giải đấu FC VEC-CCTV và FC SOTAVILLE

    Mỗi doanh nghiệp nhằm duy trì sự đoàn kết cũng như đảm bảo tinh thần và sức khỏe...

    Tin tức kiến thức ngành tư vấn thiết kế thương hiệu mới nhất

    Có những loại giấy in card visit nào?

    Card visit hay còn được gọi là danh thiếp, name card là phương tiện giúp giới thiệu thông...

    Tin tức kiến thức ngành tư vấn thiết kế thương hiệu mới nhất

    Thủ tướng kỳ vọng Bắc Ninh ‘khai phá tiềm năng, kiến tạo thịnh vượng’

    Chiều 22/9, tại thành phố Bắc Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy...

    Tin tức

    Ngày tết mở hàng khai xuân vào thời gian nào là tốt nhất?

    Theo quan niệm của người Việt Nam xưa và nay, mở hàng khai xuân đầu năm được coi...

    Thông tin nội bộ Tin tức

    IP TIME chúc quý khách hàng – Tân xuân vạn phúc lộc

    Nhân dịp đầu xuân năm mới, Công Ty Cổ Phần IP TIME Việt Nam xin gửi lời chúc...

    Tin tức kiến thức ngành tư vấn thiết kế thương hiệu mới nhất

    Thương hiệu hoạt động ở Việt nhanh nhạy khi bắt Trends điểm tên cùng IPTIME Branding

    Trong những năm gần đây Marketing bắt trend đã trở thành một “món-ăn-tinh-thần” không thể thiếu trên mạng...

    Cẩm nang thiết kế Tin tức Tin tức kiến thức ngành tư vấn thiết kế thương hiệu mới nhất

    Thiết kế website bán hàng những điều cần chú ý

    Với tiềm năng lớn  mạng lưới internet hiện nay giúp chúng ta tận dụng  thêm một kênh vừa...

    0912485468
    Liên hệ kinh doanh