Bắc Ninh đề xuất cho công nhân làm việc, ăn, ở ngay trong nhà máy

Bắc Ninh đề xuất cho công nhân làm việc, ăn, ở ngay trong nhà máy

Đây là cách để duy trì sản xuất tại các nhà máy trong các KCN ở Bắc Ninh. Nếu để thả như hiện nay, có ca mắc COVID-19 mà “bung” ra thì sẽ nặng nề hơn Bắc Giang rất nhiều…”.

Đó là nhận định của ông Vương Quốc Tuấn – Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh trong buổi làm việc với đại diện với Ban Quản lý các KCN, các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh Bắc Ninh ngày 26/5.

Lấy mẫu xét nghiệm test nhanh cho các trường hợp F1, F2 và công nhân ở KCN Bắc Ninh.
Lấy mẫu xét nghiệm test nhanh cho các trường hợp F1, F2 và công nhân ở KCN Bắc Ninh.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng nhanh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã đề xuất giải pháp mạnh, đó là yêu cầu các doanh nghiệp trong các KCN chuẩn bị điều kiện để triển khai ngay việc bố trí người lao động ăn, ở, làm việc trong khu vực nhà máy, không đi ra ngoài để phòng dịch COVID-19.

Đóng cửa làm việc còn hơn phải đóng cửa nhà máy

Ông Vương Quốc Tuấn – Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 10 KCN tập trung và 26 cụm công nghiệp đang hoạt động với khoảng 450.000 công nhân.
Tính đến 16h ngày 26/5, tỉnh Bắc Ninh ghi nhận tổng số 627 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, huyện Thuận Thành ghi nhận 464 ca, thành phố Bắc Ninh 66 ca, huyện Quế Võ 35 ca, huyện Yên Phong 33 ca…

Tỉnh Bắc Ninh ghi nhận dịch COVID-19 ở một số doanh nghiệp lớn như Công ty Samsung Electronics, Công ty TNHH Canon Việt Nam…và có trên 50.000 lao động phải nghỉ việc do tác động của dịch.

Ông Vương Quốc Tuấn - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh.
Ông Vương Quốc Tuấn – Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh.

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh nhìn nhận, trong lúc dịch COVID-19 bùng phát như hiện nay, việc triển khai bố trí công nhân lưu trú làm việc tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh góp phần bảo vệ nhà máy, bảo vệ công nhân, duy trì sản xuất. Qua đó, góp phần thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ và triển khai kế hoạch sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất, đặc biệt là trong các khu công nghiệp khi có dịch xảy ra trên diện rộng.Thừa nhận đây là việc khó đối với các doanh nghiệp, nhưng theo lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, để phòng chống dịch COVID-19 không xâm nhập vào các doanh nghiệp thì bắt buộc phải làm. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng thì sẽ phải đóng cửa.”Tinh thần đây là việc bắt buộc, chỉ có bàn cách để triển khai, chứ không có đường lùi. Chúng ta không thể không làm vì số ca nhiễm trong cộng đồng rất lớn, tới 89%. Nếu cứ để thả như hiện nay, nếu có ca mắc thì chắc chắn nhìn thấy các nhà máy ở Bắc Ninh sẽ “bung” nặng nề hơn Bắc Giang rất nhiều”, ông Tuấn nhìn nhận.

Theo đó, tỉnh Bắc Ninh giao Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tỉnh, Công an tỉnh và các Sở, ngành có liên quan yêu cầu các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp chuẩn bị điều kiện để triển khai bố trí người lao động ăn, ở, làm việc trong khu vực nhà máy không đi ra ngoài.

Lấy mẫu xét nghiệm test nhanh cho các trường hợp F1, F2 và công nhân của Công ty Samsung Electronics ngay trong đêm 11/5 khi phát hiện ca dương tính COVID-19 đầu tiên.
Lấy mẫu xét nghiệm test nhanh cho các trường hợp F1, F2 và công nhân của Công ty Samsung Electronics ngay trong đêm 11/5 khi phát hiện ca dương tính COVID-19 đầu tiên.

Để vào nhà máy làm việc, công nhân và người lao động phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 3 ngày, đồng thời phải cam kết ở lại nhà máy, tuyệt đối không được ra ngoài nếu không có sự đồng ý của Ban quản lý các KCN và các cơ quan chức năng giám sát ngoài cổng (trừ trường hợp đặc biệt).Định kỳ mỗi tuần doanh nghiệp xét nghiệm cho tối thiểu 10% số công nhân viên ở lại nhà máy. Doanh nghiệp bố trí chỗ ở tạm cho người lao động trong khu vực nhà máy để duy trì sản xuất liên tục, không bị gián đoạn.”Có thể trưng dụng các nhà ăn, hội trường, phòng hội thảo, phòng họp lớn, các phân xưởng đang tạm dừng sản xuất…làm nơi ở tạm; trên cơ sở đảm bảo điều kiện về: an ninh trật tự, vệ sinh cá nhân, ánh sáng, quạt gió và các điều kiện tối thiểu khác phục vụ công nhân”, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh đề xuất.

Cùng với đó, các doanh nghiệp sẽ bố trí dựng rạp, nhà bạt dã chiến ra các khu đất trống, đường đi ít sử dụng hoặc nhà kho không sử dụng để bố trí làm khu vực ăn ca cho công nhân. Bố trí lắp đặt, bổ sung thêm các nhà tắm, nhà vệ sinh di động tại các khu vực chưa có sẵn hoặc còn thiếu so với số lượng công nhân…

Để vào nhà máy làm việc, công nhân và người lao động phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 3 ngày, đồng thời phải cam kết ở lại nhà máy, tuyệt đối không được ra ngoài nếu không có sự đồng ý của Ban quản lý các KCN.
Để vào nhà máy làm việc, công nhân và người lao động phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 3 ngày, đồng thời phải cam kết ở lại nhà máy, tuyệt đối không được ra ngoài nếu không có sự đồng ý của Ban quản lý các KCN.

UBND tỉnh Bắc Ninh đề xuất, khuyến khích các công nhân ở lại tối thiểu 15 ngày một đợt. Số công nhân khi quay trở về nhà trọ quản lý tương tự như F2. Ban quản lý các KCN chỉ đạo các doanh nghiệp trong KCN điều chỉnh kế hoạch sản xuất, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để triển khai thực hiện bắt đầu từ 0h ngày 2/6/2021.

Nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng, không để đứt gãy

Với phương châm “kiểm soát bằng được các ổ dịch trong KCN”, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh Bùi Hoàng Mai cho biết: Ngay sau khi có ca dương tính với COVID-19 đầu tiên trong KCN, đơn vị đã kích hoạt phương án chống dịch ở cấp độ cao nhất.

Trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác truy vết, phối hợp với chính quyền các cấp, ngành chuyên môn tiến hành phong tỏa, cách lý, lấy mẫu xét nghiệm người lao động trong doanh nghiệp. Thành lập các Tổ công tác kiểm tra, rà soát từng doanh nghiệp.

Yêu cầu các doanh nghiệp rà soát, tạm dừng sử dụng người lao động là người Bắc Giang kể cả ở trọ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Người lao động Nhà máy Sữa Tiên Sơn bảo đảm khoảng cách và các yêu cầu phòng, chống dịch trong quá trình sản xuất. Ảnh DH.
Người lao động Nhà máy Sữa Tiên Sơn bảo đảm khoảng cách và các yêu cầu phòng, chống dịch trong quá trình sản xuất. Ảnh DH.

Đại diện cho các doanh nghiệp, ông Võ Thanh Tú, Phó Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Tenma Việt Nam cho biết, ngay từ lúc dịch bệnh xuất hiện, Công ty đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đến tất cả người lao động, khuyến cáo công nhân không chủ quan, lơ là trước diễn biến của tình hình dịch bệnh.“Chúng tôi nghiêm túc triển khai, giám sát việc thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định như đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, giữ khoảng cách an toàn trong làm việc và sinh hoạt, rà soát cách ly người lao động thuộc các đối tượng F1, F2, F3…Thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại đơn vị; xây dựng 4 kịch bản ứng phó, chuẩn bị cơ sở vật chất theo đúng hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19”, ông Tú nói.Theo đại diện Nhà máy sữa Tiên Sơn thuộc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)-KCN Tiên Sơn, công tác phòng, chống dịch COVID-19 được doanh nghiệp triển khai nghiêm túc như: thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch; thành lập các Tổ an toàn COVID.

Ông Vương Quốc Tuấn - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh nhìn nhận: Nếu để thả như hiện nay, 1 nhà máy trong KCN ở Bắc Ninh có ca mắc COVID-19 mà “bung” ra thì sẽ nặng nề hơn Bắc Giang rất nhiều.
Ông Vương Quốc Tuấn – Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh nhìn nhận: Nếu để thả như hiện nay, 1 nhà máy trong KCN ở Bắc Ninh có ca mắc COVID-19 mà “bung” ra thì sẽ nặng nề hơn Bắc Giang rất nhiều.

Triển khai các phương án ứng phó với dịch, thực hiện 5K, khai báo lịch trình di chuyển và sức khỏe hàng ngày; khử khuẩn nơi làm việc, phương tiện đưa, đón cán bộ, công nhân viên, chuẩn bị khu cách ly tạm thời, các vật tư y tế. Phân loại lao động thuộc đối tượng F2, F3 cho cách ly tại nhà, tạm thời cho lao động là người Bắc Giang nghỉ việc (hỗ trợ 100% lương); bố trí làm việc giãn cách…

Tương tự, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Biel Crystal Việt Nam, ông Khaw Chee Wee (KCN VSIP) cho biết: Công ty thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, phân ca sản xuất, cùng với các cơ quan chức năng truy vết các trường hợp F1, F2, F3. Hỗ trợ lương cơ bản với những công nhân phải thực hiện cách ly. DN kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, bảo đảm an toàn sản xuất, nên doanh thu sản xuất từ đầu năm đến nay ổn định, các đơn hàng giao đúng kế hoạch.

Trước đề xuất của UBND tỉnh, đại diện các doanh nghiệp cho biết, khả năng để đáp ứng cho công nhân, người lao động ăn, ở, làm việc tại doanh nghiệp có nhiều khó khăn. Đặc biệt là tại những doanh nghiệp chưa có ký túc xá cho chuyên gia, công nhân và người lao động ở.

Trong khi đó, việc tập trung số lượng lớn công nhân tập trung sinh hoạt, ăn uống trong nhà máy không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất lao động của công nhân…Vì thế, một số doanh nghiệp đề xuất tỉnh cho doanh nghiệp bố trí chuyên gia, công nhân và người lao động ở tại khách sạn, nhà nghỉ, phòng trọ…và công ty sẽ đưa đón người lao động đến công ty làm việc.

Để tháo gỡ khó khăn này, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh đồng ý cho phép các doanh nghiệp có thể thuê khách sạn, nhà nghỉ, phòng trọ cho chuyên gia, công nhân và người lao động ở và tổ chức xe đưa đón đến nhà máy làm việc, nhưng phải quản lý chặt chẽ như khu cách ly tập trung.

Đồng thời, thông tin tỉnh Bắc Ninh vừa được Chính phủ cấp 150.000 liều vaccine phòng COVID-19, tỉnh sẽ triển khai tiêm cho những lực lượng tuyến đầu tham gia chống dịch bệnh và ưu tiên tiêm cho công nhân và lãnh đạo của các doanh nghiệp với tổng số khoảng 90.000 liều.

Để triển khai kế hoạch tiêm vaccine cho công nhân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh kêu gọi các doanh nghiệp chung tay đóng góp ủng hộ “Quỹ vaccine” để có điều kiện tiếp cận vaccine sớm nhất. Kinh phí doanh nghiệp bỏ ra để tiêm cho công nhân được Nhà nước khấu trừ thu nhập doanh nghiệp./.

Phi Long/VOV.VN

Tư vấn thiết kế thương hiệu

Nhận tư vấn 1:1 với chuyên gia thương hiệu của chúng tôi
Hotline: 0912 485 468 info@iptime.com.vn






    Bài viết liên quan

    Kiến thức thương hiệu

    Maisonette – Một góc nhìn mới sống động của trẻ nhỏ

    Bộ nhận diện thương hiệu nghịch ngợm đầy màu sắc cho Maisonette (một thương hiệu cao cấp dành...

    Cẩm nang thiết kế

    Tìm hiểu quy trình thiết kế tờ rơi, tờ gấp

    Để cho ra một mẫu thiết kế tờ rơi, tờ gấp đẹp, thu hút cần có một quy...

    Kiến thức thương hiệu Tin tức

    Đăng ký thương hiệu những nguy cơ phải đối mặt khi không đăng ký

    Việc tạo dựng thương hiệu đầu tư vào nó nghiêm túc tới đâu, hình ảnh thương hiệu của...

    Cẩm nang thiết kế Tin tức

    Báo giá thiết kế profile giúp doanh nghiệp cân đối, tối ưu chi phí

    Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những star up mới thành lập công ty thì việc đầu...

    Tin tức

    Ducati ra mắt Monster 821 phiên bản nâng cấp

    Ducati Monster 821 phiên bản 2018 Ra mắt tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2015, mẫu...

    Cẩm nang thiết kế Tin tức

    Tổng hợp những mẫu thiết kế logo spa đẹp và ấn tượng nhất

    Thiết kế logo spa đẹp, ấn tượng sẽ là nền tảng giúp cho thương hiệu của bạn tiến...

    Tin tức

    VinGroup với nền nông nghiệp công nghệ cao tại Bắc Ninh

    Ngày 28-4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng...

    Cẩm nang thiết kế Tin tức

    IPTIME chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

    Ngày Quốc tế phụ nữ – 8/3 là ngày cả thế giới tôn vinh vẻ đẹp cũng như...

    Kiến thức thương hiệu

    Sáng tạo là cần thiết trong thiết kế profile

    Thiết kế profile là một việc cần thiết đối với doanh nghiệp cần quảng bá hình ảnh nâng...

    0912485468