Cẩm nang thiết kế, Tin tức
Lên dây cót phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19
Những ngày qua, tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến khả quan. Việt Nam trong 7 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới Covid 19 nào. Thời điểm này chính là lúc các doanh nghiệp lên dây cót chuẩn bị phục hồi kinh tế sau dịch bệnh
Những thiệt hại mà Covid 19 gây ra
DANH MỤC NỘI DUNG
Tác động của dịch COVID-19 cộng hưởng với đà suy giảm từ năm 2019 đã ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều tổ chức, chuyên gia và cộng đồng quốc tế đều cho rằng dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, thiệt hại tương đương với các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu trước đây. Dịch càng kéo dài, thiệt hại ngày càng lớn, nguy cơ có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kéo theo hệ lụy là khủng hoảng xã hội do thiếu nguồn lực để bảo đảm an sinh xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản.
Về khía cạnh kinh tế, tác động của dịch và các biện pháp ngăn chặn dịch đã làm “đứt gãy” các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, đình trệ giao thương, đầu tư trên phạm vi toàn cầu; làm giảm cả “cung” và “cầu” trên thị trường thế giới. Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, giảm quy mô; các ngành sản xuất lớn (như: ô tô, máy móc, thiết bị công nghiệp…) và dịch vụ, du lịch, vận tải đều bị ảnh hưởng nặng nề. Lao động mất việc làm, tạm ngừng hoặc thiếu việc làm tăng lên… Tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu và của các quốc gia đều bị tác động nghiêm trọng, nhiều nền kinh tế lớn được dự báo có mức tăng trưởng âm (-). Các khu vực nhạy cảm khác như tài chính, bảo hiểm, chứng khoán bị ảnh hưởng sẽ làm gia tăng bất ổn trên thị trường tài chính, tiền tệ, nguy cơ dẫn tới khủng hoảng tài chính.
Các trật tự và mối quan hệ về đầu tư, thương mại, đối ngoại song phương, đa phương, vai trò, vị trí của các quốc gia trên trường quốc tế có nhiều thay đổi, sẽ có những quốc gia chịu thiệt hại, có quốc gia được hưởng lợi, khoảng cách phát triển có khả năng được sắp xếp lại và hình thành xuất phát điểm mới trong tiến trình phát triển của từng quốc gia.
Bài học từ dịch COVID-19 có thể tạo ra nhận thức mới, xu hướng mới về đầu tư, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị với mục tiêu phân tán rủi ro, hạn chế tác động dây chuyền và lựa chọn địa điểm đầu tư mới thỏa mãn những điều kiện về khoa học công nghệ, môi trường sinh thái và dịch vụ y tế an toàn.
Về khía cạnh xã hội, dịch bệnh tác động đến cuộc sống người dân, gây tâm lý bất an, thậm chí thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt và tiêu dùng của xã hội, cuộc sống chậm lại, tiêu dùng ít hơn, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, nhu cầu thực phẩm tươi sống giảm, lương thực, thực phẩm chế biến được ưa chuộng. Để duy trì sinh hoạt và công việc, đã có tín hiệu cho thấy có sự thay đổi lớn về phương thức tiêu dùng, quản lý, điều hành trong các hoạt động kinh tế, xã hội theo hướng: tăng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp và làm việc từ xa; tăng mạnh nhu cầu của thị trường công nghệ thông tin và công nghệ số, xuất hiện các ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa vào kinh tế số…
Hầu hết các quốc gia đều sử dụng các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ và hỗ trợ xã hội với các đặc điểm là: quyết định rất nhanh kể cả ở cấp cao nhất; quy mô chính sách là rất lớn; phương pháp và cách thức triển khai chưa từng có tiền lệ; thực hiện các biện pháp hành chính như “thời chiến”; chấp nhận vượt quy định thông thường về kỷ luật tài chính, ngân sách… với các giải pháp và ưu tiên cao nhất là kiểm soát và “dập” dịch sớm nhất có thể; triển khai khẩn cấp các giải pháp mạnh để giảm thiểu tối đa tác động của dịch và sớm chuẩn bị các giải pháp “bắc cầu” giữa giai đoạn “trong dịch” và “hậu dịch” để nhanh chóng phục hồi nền kinh tế.
Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khi quá trình cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, năng lực nội tại, tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong nước trước những biến động của thế giới còn hạn chế, tác động của dịch COVID-19 là rất nghiêm trọng; ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và đời sống nhân dân, tác động trực tiếp đến các ngành xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động việc làm, nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô…
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước chỉ tăng 3,82% so với cùng kỳ, thấp nhất từ năm 2011 tới nay. Dịch càng kéo dài, ảnh hưởng đến nền kinh tế càng nghiêm trọng hơn, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,8% là rất thách thức và khó đạt được. Trường hợp dịch được khống chế trong quý II, tăng trưởng GDP dự báo đạt khoảng 5,32% và trường hợp dịch kéo dài hết đến quý III thì tăng trưởng GDP dự báo là 5,05%.
Một số chỉ tiêu vĩ mô có nguy cơ bị tác động mạnh như: chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) cả năm có thể tăng trên 4% nếu không có các giải pháp điều hành giá quyết liệt; thu ngân sách nhà nước có thể giảm 145 nghìn tỷ đồng; xuất nhập khẩu, đầu tư của khu vực tư nhân và FDI giảm mạnh do “cầu” của thế giới giảm mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng thận trọng trong quyết định đầu tư và chuyển hướng đầu tư an toàn hơn. Trong Quý I, đáng chú ý là lĩnh vực nông, lâm nghiệp thủy sản gần như không có tăng trưởng, chỉ tăng 0,08% do tác động kép của dịch và tình hình hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, dịch tả lợn Châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn. Khu vực công nghiệp và xây dựng giảm mạnh, chỉ tăng 5,28%, bằng một nửa mức tăng của quý I năm 2018, nhiều ngành công nghiệp động lực (như chế biến, chế tạo) bị tác động do bị gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào và nhu cầu thị trường giảm sút. Khu vực dịch vụ chỉ tăng 3,27% do hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải hành khách, lưu trú, ăn uống từ tháng 3 đến nay gần như dừng hoạt động do chính sách hạn chế đông người và tâm lý lo ngại của người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra đều giảm mạnh; chi phí để duy trì hoạt động trở thành gánh nặng trong khi dòng tiền dần thiếu hụt; doanh thu sụt giảm, thậm chí thua lỗ; khả năng cầm cự không thể kéo dài; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường và tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng cao so với cùng kỳ.
Nhiều lao động bị cắt giảm, mất việc làm, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động dự báo đạt mức thấp kỷ lục trong 10 năm qua, tỷ lệ thiếu việc làm tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng; qua khảo sát nhanh, có tới 53% doanh nghiệp dự kiến giảm ít nhất 20% số lao động, 27% dự kiến cắt giảm trên 40% số lao động.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho việc vực dậy kinh tế
Dịch COVID-19 gây ra nhiều khó khăn, thiệt hại đối với các nền kinh tế trên thế giới, nhưng lại là cơ hội cho những nền kinh tế nếu biết tận dụng từ việc điều chỉnh, sắp xếp lại cục diện kinh tế, thương mại toàn cầu do dịch gây ra. Do đó, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch kết thúc là cần thiết.
Hình thành sớm các kịch bản “vực dậy” nền kinh tế, cụ thể hóa đến từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng khu vực doanh nghiệp trước khi dịch kết thúc để nền kinh tế sẵn sàng chuyển sang trạng thái hoạt động mới; đủ sức cạnh tranh, chủ động tham gia vào các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị mới được hình thành sau dịch. Tranh thủ nắm bắt, tận dụng mọi cơ hội để đất nước phát triển nhanh và bền vững không chỉ bằng mà phải hơn thời điểm trước khi dịch bùng phát./.
>>>Xem thêm bài viết liên quan: Làm việc từ xa mùa Covid 19: làm sao để đảm bảo an toàn
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Tin tức
Tại sao khởi tố Vũ “nhôm” về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước?
Dư luận đang thắc mắc, vì sao ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) thường được biết tới...
Kiến thức thương hiệu
Sáng tạo cùng 15 mẫu card visit sáng tạo nhất thế giới
Những thiết kế mẫu card visit này thể hiện rõ nghề nghiệp của chủ sở hữu, cũng như...
Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu
Thiết kế website chuyên nghiệp tại Bắc Giang
Dịch vụ thiết kế website tại Bắc GiangDANH MỤC NỘI DUNG1 Dịch vụ thiết kế website tại Bắc...
Kiến thức thương hiệu Tin tức
Màu sắc nóng lạnh ảnh hưởng đến tiếp thị thương hiệu như thế nào?
Một trong những bước quan trọng của xây dựng thương hiệu là có một biểu tượng mạnh mẽ....
Kiến thức thương hiệu
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì? 4 Tài sản thương hiệu cần bảo hộ!
Trong những năm gần đây, việc bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu được nhắc tới rất nhiều trong...
Kiến thức thương hiệu Tin tức
Cảm hứng mới với 40 logo thiết kế màu sắc sặc sỡ và cuốn hút
Việc lựa chọn màu sắc khi thiết kế Logo là cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến...
Kiến thức thương hiệu
Hội công nghệ thông tin Bắc Ninh chào mừng ngày Doanh nhân Việt nam
Cùng với không khí tưng bừng ngày lễ tôn vinh Doanh nhân trên cả nước Hội công nghệ...
Phong cách doanh nhân
Quy tắc ứng xử dành cho khán giả xem chơi Golf
Nếu là người hâm mộ golf lần đầu tiên lên sân xem một giải đấu, bạn sẽ thấy...
Cẩm nang thiết kế Tin tức
Nhộn nhịp với dịch vụ thiết kế, làm ảnh lịch năm mới 2021
Một cuốn lịch treo tường hay lịch bàn được thiết kế riêng, với hình ảnh của bản thân,...