Kiến thức thương hiệu
Thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau như thế nào?
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn mình có được một thương hiệu trên thị trường. Vậy thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau như thế nào?
- – Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
- – Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Sự khác biệt đầu tiên là trên phương diện pháp lý, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Một doanh nghiệp cạnh tranh chỉ có thể “nhái” được nhãn hiệu. Vì chí có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận
Thứ hai: Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ như khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì “sang chảnh”,… Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.
Thứ ba: Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng…
Tóm lại, nói một cách dễ hiểu, nhãn hiệu (phần xác) là một sự thể hiện của thương hiệu (phần hồn). Doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu ( ví dụ như thương hiệu Honda có những nhãn hiệu Dream, Air Blade, Vision…)
Nguồn sưu tầm chia sẻ từ Dân Luật.
Một số thông tin cập nhật
Như bài viết này: Chi tiết thương hiệu, nhãn hiệu từ cụ sở hữ trí tuệ định nghĩa và quy định
Theo mình nghĩ thì thương hiệu chỉ được bảo hộ gián tiếp thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng thương mại, tên thương mại…
Hiện nay có nhiều người hiểu nhầm rằng nhãn hiệu chính là thương hiệu, nhãn hiệu chỉ là 1 phần của thương hiệu mà thôi.
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Kiến thức thương hiệu
Varietal Wine mang đến xúc cảm mới trong bao bì rượu
Monoprix là một công ty thương mại và phân phối đến từ Pháp, thành lập vào năm 1932....
Tin tức
Hacker tìm ra cách khuếch đại sức mạnh các cuộc tấn công DDos lên hơn 51.000 lần
Nhóm tin tặc đã lợi dụng “memcached” đã thực hiện cuộc tấn công khuếch đại với cường độ...
Cẩm nang thiết kế
Mẫu website đa ngành nghề, website dịch vụ, giới thiệu, bán hàng
Hằng ngày mọi người sử dụng website để quảng bá sản phẩm hay truy cập trang thiết kế website...
Kiến thức thương hiệu
Kịch bản xử lý khủng hoảng là gì ?
Khủng hoảng thường hiểu là câu chuyện có thể xảy ra với bất kỳ doanh nghiệp nào. Do...
Kiến thức thương hiệu
Những thiết kế logo hình tròn nổi tiếng
35 thiết kế logo hình tròn nổi tiếngDANH MỤC NỘI DUNG1 35 thiết kế logo hình tròn nổi tiếng1.1 1. Hình...
Tin tức
6 điều cần làm để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp online
Nếu bạn là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập, tự tin về chất lượng sản...
Kiến thức thương hiệu
Những yếu tố có thể tham khảo để xây dựng thương hiệu cá nhân.
Cho dù bạn là chủ doanh nghiệp hay người làm công ăn lương thì việc tạo thương hiệu...
Kiến thức thương hiệu
Tâm lí màu sắc trong thiết kế logo
Cùng IPTIME tìm hiểu về sự ảnh hưởng đến tâm lí của màu sắc trong thiết kế logo...
Tin tức
Địa chỉ thiết kế profile tại Bắc Ninh đẹp ấn tượng
Thiết kế profile công ty đẹp và ấn tượng chính là một trong những bước đi quan trọng...