7 bài học mỗi startup có thể học được từ chương trình Shark Tank

7 bài học mỗi startup có thể học được từ chương trình Shark Tank

Bất cứ ai theo dõi Shark Tank đều nhận xét rằng đó là chương trình thực tế hay nhất từ trước tới nay.

Shark Tank là một chương trình truyền hình thực tế của Mỹ được phát sóng lần đầu ngày 9 tháng 8 năm 2009 trên kênh ABC và đã được Việt Nam mua bản quyền thực hiện với tên gọi “Thương vụ Bạc tỷ”.

Shark Tank truyền cảm hứng có các người chơi là doanh nhân khởi nghiệp thực hiện các bài thuyết trình trước một hội đồng các nhà đầu tư (Shark – cá mập), và những nhà đầu tư này sẽ lựa chọn đầu tư hoặc không.

Các doanh nhân có thể học hỏi rất nhiều điều từ chương trình này, dưới đây là 7 bài học giá trị nhất:

1. Quy tắc 10 giây

Rõ ràng, số 10 đóng một vai trò quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp (startup). Có một lời khuyên rằng đừng nhảy lên con thuyền startup trừ khi sản phẩm hoặc giải pháp của bạn tốt hơn 10 lần, rẻ hơn 10 lần hay nhanh hơn 10 lần.

Tương tự như vậy, khi giao dịch với các shark, 10 giây đầu tiên sẽ quyết định xem trường hợp của bạn thành hay bại. Một doanh nhân phải có khả năng trình bày rõ ràng về doanh nghiệp của họ với số liệu chính xác trong khoảng 10 giây. Các shark không có nhiều thời gian để lắng nghe những câu chuyện, nó có thể dành ở phần cao trào, nhưng 10 giây đầu tiên quyết định rất nhiều điều.

2. Sự rõ ràng và tin tưởng

Các thương vụ trong Shark Tank có thể là một trải nghiệm đầy căng thẳng đối với nhiều người vì các shark có thể cười nhạo hoặc chê bai kế hoạch kinh doanh hoặc sản phẩm của họ.

Tuy nhiên, họ cũng đánh giá cao sự tin tưởng và rõ ràng của những suy nghĩ của các nhà kinh doanh. Những người thất bại trong việc gọi vốn từ các shark thường là những người không có sự rõ ràng hay sự tự tin rằng việc kinh doanh của họ sẽ thành công.

3. Quy mô kinh doanh và nhu cầu thị trường

Hầu hết các sản phẩm hoặc dịch vụ đều đang tìm kiếm giải pháp cho cùng một vấn đề. Các shark sẽ sẵn sàng rót tiền vào một giải pháp hay một sản phẩm khi nó có khả năng giải quyết một vấn đề hoặc tự tạo ra một thị trường mới.

Không cần phải nói, trong khi đánh giá điều này, họ cũng sẽ xem xét quy mô của vấn đề và nhu cầu cho giải pháp đó trên thị trường. Có một sản phẩm với tư duy tốt sẽ có thể tiến xa trên con đường gọi vốn.

4. Tính toán

‘Tôi yêu cầu một khoản 85.000 USD cho 15% công ty của tôi’ – việc định giá công ty của bạn là bao nhiêu, thậm chí trước khi bạn làm toán, các shark đã làm điều đó cho bạn.

Yêu cầu một số tiền và việc nói về lý do có thể giúp bạn đạt được con số này là hoàn toàn khác nhau. Bạn cần phải biết rõ con số của mình như lòng bàn tay. Tại sao bạn lại yêu cầu một con số nhất định và bạn dự định làm những gì với nó, bạn phải nắm rất chắc điều này. Vì vậy, tính toán là điều rất quan trọng.

5. Trình bày vấn đề

Bài thuyết trình sản phẩm ấn tượng đóng góp một phần quan trọng trong các câu chuyện thành công. Bài trình bày giúp thu hút sự chú ý của các shark và giúp họ có thêm đầu mối để đặt câu hỏi cho công ty, điều này sẽ khuyến khích các startup nói nhiều hơn về sản phẩm của mình.

Vì vậy, không ngạc nhiên khi các bài trình bày tốt và các dự án thành công đã giành được một khoản đầu tư nhờ vào việc họ đã làm việc nghiêm túc cho các bài trình bày của mình.

6. Xác định ‘cái đáy tuyệt đối’ của bạn

Hầu hết chúng ta, khi kêu gọi đầu tư từ ai đó, đều mơ tưởng đến những mức cao nhất, nhưng điều quan trọng là, bạn cần biết “cái đáy tuyệt đối” của mình ở đâu. Nhiều lần, startup đã nhận được những đề nghị từ nhiều shark, vậy nên chọn shark nào là một quyết định khó khăn.

Có một tập, một doanh nhân đã nhận được yêu cầu đầu tư và cô đã dành nhiều thời gian để kêu gọi con số cao nhất, sau đó, các shark đã bàn bạc với nhau và quyết định hạ con số đầu tư.

7. Lắng nghe và học hỏi

‘Thành công hay thất bại không quan trọng miễn là bạn có thể học hỏi được từ điều đó’, câu nói này hoàn toàn đúng cho Shark Tank. Các shark – những doanh nhân đầy bản lĩnh và tài ba – thường đưa ra những lời khuyên giá trị cho con đường phía trước, về những lỗi sai và những điều gì nên được cải thiện, đặc biệt đối với những trường hợp không thành công.

Việc lắng nghe và học hỏi từ những cơ hội bạn bỏ lỡ và thất bại có lẽ sẽ còn hữu ích hơn rất nhiều và giúp bạn có động lực và cơ hội tốt hơn trong tương lai.

 (The Leader)

Tư vấn thiết kế thương hiệu

Nhận tư vấn 1:1 với chuyên gia thương hiệu của chúng tôi
Hotline: 0912 485 468 info@iptime.com.vn






    Bài viết liên quan

    Tin tức

    Quản trị thương hiệu, bán hàng trực tuyến như nào hiệu quả?

    Thương hiệu là một thứ “tài sản vô hình” nhưng liên quan mật thiết đến hoạt động kinh...

    Tin tức

    Nhìn lại doanh nghiệp Bắc Ninh Quý I/2016: “cứ 1 MỚI vào thì 1 RA đi”

    “Cứ 1 doanh nghiệp MỚI vào thì 1 RA đi” Cũng theo số liệu của Cục Thuế tỉnh...

    Kiến thức thương hiệu

    Mẫu Brochure đẹp thiết kế mẫu Brochure giới thiệu sản phẩm dịch vụ

    IPTIME xin giới thiệu một sản phẩm mà IPTIME thực hiện. Giới thiệu về dịch vụ về thiết kế...

    Kiến thức thương hiệu

    Thiết kế mẫu logo thương hiệu bất động sản càn chú ý điều gì?

    Xây dựng thương hiệu bất động sản là bước đi cần thiết để thu hút đầu tư, đối...

    Cẩm nang thiết kế Tin tức

    Có nên làm biển quảng cáo Alu? ưu nhược điểm biển hiệu Alu

    Bảng hiệu Alu là gì?DANH MỤC NỘI DUNG1 Bảng hiệu Alu là gì?2 Các loại nhôm Aluminium và...

    Kiến thức thương hiệu

    Vai trò của phong bì trong doanh nghiệp

    Phong bì thư ngày càng trở lên quan trọng trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu...

    Kiến thức thương hiệu

    Sale Kit – Giúp bạn tăng doanh số gấp đôi

    Nếu như doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm một giải pháp thúc đẩy doanh số bán hàng thì...

    Tin tức

    Lệnh truy nã Vũ “nhôm” được dán ở trụ sở phường

    Quyết định quy nã của Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đối với ông Phan...

    Kiến thức thương hiệu

    Giá trị các thương hiệu này thay đổi sau 1 phút ngắn ngủi

    Chỉ 1 phút để biết quy mô các ngân hàng đã tăng chóng mặt như thế nào trong...

    0912485468