Cẩm nang thiết kế, Kiến thức thương hiệu
Lộ trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đúng cách
Thương hiệu là một giá trị quan trọng của doanh nghiệp.
Là thước đo của sự uy tín của doanh nghiệp, là lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng.
Giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trở nên khác biệt với đối thủ. Để sản phẩm, dịch vụ trở nên nổi bật và thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và cải thiện lợi nhuận.
Dù vậy có không ít doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt khi không có một kế hoạch dài hạn cho xây dựng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, nếu cách thức này cứ tiếp diễn trong thời gian dài thì thương hiệu sẽ không nhất quán, hình ảnh thương hiệu mờ nhạt, rất dễ để khách hàng mục tiêu lãng quên.
Và khi doanh nghiệp đã có lộ trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đúng cách, doanh nghiệp sẽ thấy:
- Giảm chi phí xây dựng thương hiệu, chi phí quảng bá
- Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ
- Tạo dựng được niềm tin của khách hàng
Vì thế khi doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài, một lộ trình xây dựng thương hiệu bài bản là điều cần thiết. IPtime chia lộ trình xây dựng thương hiệu làm 3 giai đoạn:
- Chuẩn bị cho xây dựng thương hiệu
- Xây dựng và phát triển thương hiệu
- Quản lý thương hiệu
Chu trình thứ 2 và 3 cần liên tục thực hiện để cho thương hiệu doanh nghiệp được phổ biến cũng tạo sự vững chắc cho thương hiệu.
Tham khảo: Tư vấn nhận diện thương hiệu
Chuẩn bị xây dựng thương hiệu
DANH MỤC NỘI DUNG
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần tìm hiểu về chính doanh nghiệp, hiểu về thị trường để có thể xây dựng được kế hoạch, lộ trình xây dựng thương hiệu bài bản, lâu dài.
Xu hướng chung của thị trường: Xu hướng của thị trường là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ lại có những xu hướng khác nhau. Nếu bạn cứ đi theo mãi một hướng đi lỗi thời thì sớm muộn bạn cũng sẽ bị thị trường đẩy lại ở phía sau.
Khi xác định được các xu hướng của thị trường mục tiêu, thì cơ hội cũng sẽ đến với doanh nghiệp.
Việc xác định thông qua quá trình phân tích và nhận biết những biến đổi của thị trường, từ đó, dữ liệu các hướng đi, các chiến lược và đối thủ có thể để ý tới và khai thác, tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo, tạo ra cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp của mình.
Những cơ hội là hấp dẫn với doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng một số yếu tố như: ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược Marketing, tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp.
Khách hàng mục tiêu: Làm sao để phân khúc khách hàng mục tiêu? Đó là câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay còn mơ hồ trong câu trả lời. Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình dựa theo mô hình 5W:
WHO: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…
WHAT: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?
WHY: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?
WHERE: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…
WHEN: Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?
Hiểu về thương hiệu: Khi đã có khách hàng mục tiêu, bạn cần xây dựng được tương tác với của doanh nghiệp với khách hàng. Điểm tiếp xúc đó chính là cơ hội cho bạn đẩy thương hiệu tới khách hàng. Có thể thông qua cách trực tiếp như hợp đồng, bao bì, nhãn mác,… Hoặc cách thức gián tiếp như qua báo chí hoặc qua các trang mạng xã hội,…
Định vị thương hiệu trên thị trường: Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.
Lên kế hoạch xây dựng: Sau khi đã hiểu rõ về thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường và khách hàng mục tiêu, công ty cần phải lên kế hoạch xây dựng thương hiệu. Kế hoạch này bao gồm:
Việc định vị thương hiệu
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Tạo giá trị cốt lõi cho thương hiệu
Phát triển các hoạt động marketing để giới thiệu thương hiệu với khách hàng.
Xây dựng và phát triển thương hiệu
từ kế hoạch xây dựng thương hiệu, công ty cần phát triển thương hiệu thông qua mọi mặt của doanh nghiệp, thông qua các bộ nhận diện thương hiệu và thông qua các hoạt động truyền thông, marketing của doanh nghiệp
Bộ nhận diện thương hiệu: như logo, slogan, bộ văn phòng phẩm, đồng phục, hợp đồng. Hoặc qua các ấn phẩm như bảng biển, profile, catalog,….
Tiếp cận khách hàng: Các hoạt động PR, quảng cáo, các chương trình khuyến mại.. Hoặc các hoạt động xã hội như tài trợ chương trình nào đó,… Mọi thông tin nên được đăng tải rộng rãi trên các nền tảng từ truyền thống đến trực tuyến như các trang mạng xã hội,…
Đo lường hiệu quả: Việc đo lường hiệu quả là quan trọng để đảm bảo rằng các hoạt động marketing đang đạt được kết quả như mong đợi. Các chỉ số đo lường hiệu quả bao gồm số lượt truy cập trang web, số lượt tương tác trên mạng xã hội, số lượt tiếp cận qua email marketing, số lượt bán hàng và doanh số bán hàng. Việc đo lường hiệu quả giúp công ty có thể tối ưu hóa các hoạt động marketing và tăng cường hiệu quả của chúng.
Quản lý thương hiệu
Để có thể phát triển thương hiệu toàn diện và lâu dài thì việc quản lý thương hiệu gần như là bắt buộc.
Để thương hiệu luôn đi đúng hướng, bắt nhịp được với thị trường, việc cập nhật thường xuyên xu hướng thị trường cần làm thường xuyên. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể nắm bắt được các thay đổi và cải tiến kế hoạch phát triển thương hiệu một cách nhanh chóng và linh hoạt.
Bên cạnh đó, việc xây dựng quy tắc phát triển lâu dài cũng là điều cần thiết để giúp cho doanh nghiệp duy trì và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Từ những quy tắc đó, xây dựng thương hiệu trở nên nhất quán, giúp khách hàng dễ nhận ra và ghi nhớ thương hiệu hơn. Một số quy tắc cần thiết như:
- Form nội dung: Quy tắc mẫu cho hình ảnh, content, quy cách bài viết,…
- Có quy trình làm việc chuẩn chỉ
- Xây dựng kho tài liệu chung để bất cứ ai trong công ty đều có thể lấy và sử dụng cũng như có thể giúp quản lý hiệu quả hơn.ng hơn.
Bảo vệ thương hiệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quản lý thương hiệu. Việc đăng ký bản quyền giúp cho doanh nghiệp có thể bảo vệ được tên thương hiệu, logo, slogan và các sản phẩm liên quan đến thương hiệu. Ngoài ra, việc bảo vệ thương hiệu còn bao gồm việc đề phòng và phản ứng với các tác động chơi xấu, các hoạt động trên thị trường như sao chép sản phẩm, giả mạo thương hiệu, vi phạm bản quyền.
Xem thêm Thiết kế nhận diện thương hiệu
Sau bài viết này IPtime đã giúp bạn tìm hiểu về Lộ trình cơ bản xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn. IPtime hi vọng bạn hiểu và có thể áp dụng vào trong quá trình xây dựng thực tế. Hoặc nếu bạn cần đơn vị đồng hành chuyên nghiệp để phát triển thương hiệu của mình hãy liên hệ với IPtime. IPtime mong muốn xây dựng cho mỗi đơn vị 1 bản sắc thương hiệu riêng đặc trưng cho từng lĩnh vực ngành nghề mang theo các giá trị mà các đơn vị đem đến cho khách hàng của mình, đồng thời cũng xây dựng và triển khai các chiến lược quảng bá thương hiệu cho mỗi đơn vị theo từng mục tiêu cụ thể.
” IPTIME VỚI SỨ MỆNH GIÚP DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU MẠNH TĂNG LỢI THẾ CẠNH TRANH”
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Kiến thức thương hiệu Tin tức
Những cuộc thi thiết kế logo bộ nhận diện thương hiệu cho các sự kiện
Cuộc thi thiết kế logo kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Bỉ và Việt NamDANH...
Tin tức
Xâm phạm Nhãn hiệu, Logo – kiến thức thương hiệu
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn...
Tin tức
Trang Tuyết Ngà – nhà sáng lập MTTS: Tôi muốn cứu thêm nhiều trẻ em
Trang Tuyết Ngà (trái) đang kiểm tra sản phẩm Đó là tâm sự của chị Trang Tuyết Ngà...
Tin tức
Không hiểu được thị trường hiểu khách hàng Sự “mất giá” của những thương hiệu chứa bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp
Giá trị của một chiếc logo nhãn hiệu sẽ không là gì so với lòng tự tôn dân...
Kiến thức thương hiệu
Bạn đang hiểu sai về Profile và Catalogue?
Với nhu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như vấn đề cạnh tranh khốc liệt như...
Kiến thức thương hiệu
Tại sao thương hiệu nội bộ lại quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp?
Một thương hiệu mạnh mẽ là một thương hiệu được đồng bộ trong nội bộ doanh nghiệp, từ...
Tin tức
Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đăng ký quyền tác giả, các quyền liên quan khác
1. Những người sau đây có quyền nộp đơn khiếu nại, tố cáo: a) Tác giả, chủ sở...
Kiến thức thương hiệu Phong cách doanh nhân
Xu hướng lịch tết độc quyền 2024: Khẳng định đẳng cấp doanh nghiệp
Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam. Đây là dịp để mọi...
Gương mặt thương hiệu
ĐHS Ngôi sao mới tham gia vào chuỗi Logistics và là điểm nút quan trọng cho sự phát triển của Bắc Ninh
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực...