Tin tức
Câu chuyện thương hiệu: Doanh nghiệp mạnh lên hay sẽ bị nuốt chửng qua các vụ sát nhập thâu tóm nhau
Thương vụ Masan thâu tóm Vinmart – VinEco chốt hạ năm 2019 rực rỡ và các doanh nghiệp Việt sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong năm 2020
Đã có rất nhiều thương vụ M&A đình đám diễn ra trong năm 2019, trong đó ấn tượng nhất phải là vụ Masan thâu tóm Vinmart – VinEco vào cuối năm. Trong năm 2020, nhiều chuyên gia dự đoán rằng, thị trường M&A sẽ trở nên sôi động hơn năm 2019 và các doanh nghiệp Việt cũng sẽ tham gia tích cực hơn.
Quả thật, năm 2019 là một năm rực rỡ của thị trường M&A Việt Nam khi có rất nhiều thương vụ bom tấn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, từ bất động sản, ngân hàng, F&B đến bán lẻ…
Trong bối cảnh quỹ đất sạch tại Việt Nam ngày càng khan hiếm và Nhà nước thì càng siết chặt hơn về vấn đề pháp lý, M&A gần như là con đường duy nhất để giúp các doanh nghiệp bất động sản có được đất sạch để ngay lập tức triển khai các dự án, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Thế nên, không ngạc nhiên, khi đầu năm 2019, chúng ta thấy rất nhiều thương vụ mua bán – sáp nhập diễn ra trong ngành này.
Cũng như thế, do thời hạn chót để các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam đạt chuẩn Basel II đang đến gần (cuối 2020), nên M&A cũng là phương án được nhiều ngân hàng thương mại trong nước cân nhắc nhằm nhanh chóng hoàn thành mục tiêu.
Trong tất cả, Masan và Vingroup chính là 2 doanh nghiệp Việt Nam tham gia tích cực vào thị trường M&A nhất trong năm 2019. Do quyết định thay đổi chiến lược – cơ cấu – ngành nghề kinh doanh, nên cả hai cũng chỉ tiến hành M&A với các đối tác nước ngoài mà còn làm cùng nhau.
Bất động sản
Ngay trong đầu năm 2019, Nam Long đã công bố việc mua lại 70% cổ phần của Công ty Portsville Pte. Ltd. (thuộc Keppel Corporation Limited của Singapore) trong Công ty TNHH Thành phố Waterfont Dong Nai. Thương vụ này có giá khoảng hơn 2.300 tỷ đồng. Theo đó, Nam lòng sẽ nắm quyền phát triển 170ha đất của dự án Waterfont Dong Nai.
Cũng trong tháng 1/2019, Lotte E&C – thông qua công ty con tại Việt Nam Lotte Land, đã kí hợp đồng hợp tác đầu tư cùng CTCP Đầu tư BĐS Hưng Lộc Phát trong 1 dự án tại Quận 7 – TP. HCM.
Ngoài ra, Lotte Land còn liên doanh với FLC để phát triển dự án rộng 6,4ha tại Đại Mỗ – Hà Nội. Theo đó, hai bên liên kết thành lập pháp nhân mới là CTCP Lotte FLC vào tháng 6/2019. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, công ty này có vốn điều lệ 556,5 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm: Lotte Land góp 333,9 tỉ đồng, nắm 60% vốn điều lệ; CTCP FLC Premier Parc góp hơn 139 tỉ đồng, tương ứng với 25% vốn và CTCP Tập đoàn FLC góp gần 83,5 tỉ đồng, chiếm 15% còn lại.
Tháng 11/2019, Lotte E&C công bố sẽ cùng TTC Land phát triển các dự án bất động sản. Lotte E&C dự kiến đầu tư khoảng 100 triệu USD vào các dự án, trước mắt 22 triệu USD sẽ được rót vào TTC Land vào đầu năm 2020.
Vào đầu tháng 7/2019, Tập đoàn Keppel Land thông qua công ty thành viên Monestine Pte. Ltd., đã ký kết thỏa thuận với CTCP Địa ốc Phú Long để mua 60% cổ phần trong ba lô đất với tổng diện tích 6,2 ha tại huyện Nhà Bè – TP HCM.
Kế đến là nhóm quỹ đầu tư mua 10% vốn của Sơn Kim Land, tương ứng 121 triệu USD, khoảng 2.783 tỉ đồng. Cuối cùng là Tập đoàn BRG còn mua 100% vốn công ty sở hữu khách sạn InterContinental Hanoi Westlake, với giá trị thương vụ vào khoảng 53 triệu USD (khoảng 1.220 tỉ đồng).
Tài chính
Đầu năm 2019, Vietcombank đã thông báo về việc phát hành riêng lẻ thành công 111,1 triệu cổ phiếu mới cho GIC Private Limited (GIC) và Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore và Mizuho Bank Ltd (Mizuho).
Trong khi, GIC mua 94,4 triệu cổ phần mới tương đương với việc sở hữu 2,55% cổ phần thì Mizuho cũng mua thêm 16,6 triệu cổ phần mới để duy trì mức sở hữu 15,0% cổ phần tại ngân hàng có vốn hóa lớn nhất Việt Nam thời điểm đó. Thương vụ mang về cho Vietcombank khoảng 6. 200 tỷ đồng (tương đương với khoảng 265 triệu USD). Khoản đầu tư này giúp vốn điều lệ của Vietcombank lên 37. 100 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 1,6 tỷ USD và tạo nền tảng vốn cho việc đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn theo chuẩn Basel II.
Tháng 6/2019, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng thông báo về việc bán 15% cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài KEB Hana Bank đến từ Hàn Quốc. Thương vụ vừa hoàn thành trong tháng 11/2019, KEB Hana đã chi khoảng 20.300 tỷ đồng để sở hữu 603,3 triệu cổ phần và cam kết nắm giữ tối thiểu 5 năm đồng thời hỗ trợ BIDV không giới hạn trong 6 lĩnh vực quan trọng.
Giao dịch này giúp BIDV trở thành nhà băng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam với 40.220 tỷ đồng.
Vào tháng 12/2019, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Sumitomo (Sumitomo Life) – thành viên của Tập đoàn Sumitomo đã chi hơn 4.000 tỷ đồng để mua thêm 41,4 triệu cổ phiếu theo đợt chào bán riêng lẻ của Tập đoàn Bảo Việt qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ mức 17,48% lên 22,09% vốn điều lệ. Sau giao dịch này, vốn điều lệ của Bảo Việt được nâng lên mức 7.423 tỷ đồng, trong đó Sumitomo Life là cổ đông lớn thứ 2 sau Bộ Tài chính (68% vốn).
F&B
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã VNM) bắt đầu chiến dịch thâu tóm thương hiệu Mộc Châu Milk từ tháng 3/2019 thông qua việc chào mua công khai gần 117 triệu cổ phiếu CTCP GTNfoods (mã GTN) với giá 13.000 đồng/cổ phiếu nhằm nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này lên 49%.
Mặc dù HĐQT GTNFoods không đồng ý với đề nghị chào mua này, nhưng các cổ đông lớn gồm Invest Tây Đại Dương, Đầu tư BBZ, Tae Two Partner Ltd, Penm IV Germany và Chứng khoán HSC của họ lại không thế. Do đó, Vinamilk vẫn mua thành công hơn 90 triệu cổ phiếu GTN qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 38,54%.
Sau nhiều lần liên tiếp mua vào, hiện Vinamilk đã nâng tỷ lệ sở hữu tại GTNFoods lên 43,17% vốn điều lệ. Và, mới đây Vinamilk cũng đã thông qua nghị quyết HĐQT về việc mua thêm cổ phiếu GTN để đạt sở hữu đến 75% nhằm chi phối hoàn toàn doanh nghiệp này.
Bán lẻ
Ngày 16/5/2019, Tập đoàn Vingroup và SK Group (Hàn Quốc) chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Theo thỏa thuận, SK Group sẽ đầu tư khoảng 23.300 tỷ đồng (1 tỷ USD) để mua cổ phiếu và trở thành đối tác chiến lược của Vingroup.
Đến ngày 28/5, SK Investment Vina II – quỹ thành viên của SK Group đã hoàn tất mua vào tổng cộng 205,7 triệu cổ phiếu VIC với giá trung bình 113.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức thị giá cổ phiếu VIC đang giao dịch trên thị trường thời điểm đó. Giao dịch được SK Group thực hiện thông qua việc mua 154,3 triệu cổ phiếu phát hành theo phương án chào bán riêng lẻ từ Vingroup và mua lại 51,4 triệu cổ phiếu thứ cấp từ VinCommerce.
Sau khi hoàn tất chào bán cổ phần, vốn điều lệ của Vingroup sẽ tăng lên gần 34.299 tỷ đồng, trong đó SK Group là cổ đông nước ngoài lớn nhất nắm giữ 6% vốn điều lệ. Năm ngoái, SK Group cũng đã đầu tư 470 triệu USD để trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của Masan Group.
Đầu tháng 12/2019, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan đã thoả thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco
Theo thỏa thuận, CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce của Vingroup (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp), Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan – Masan Consumer Holding (tiêu dùng) sẽ sáp nhập để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng – Bán lẻ hàng đầu Việt Nam, theo đó Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của Công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.
Công ty mới sẽ sở hữu mạng lưới hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart và VinMart + tại 50 tỉnh thành với hàng triệu khách hàng; hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco cùng nguồn lực và 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng từ Masan.
Vào ngày 1/1, Masan đã công bố Nghị quyết HĐQT thông qua việc hoán đổi cổ phần để sáp nhập CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM, đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ Vinmart, Vinmart+ và công ty nông nghiệp VinEco.
Ngua việc phhị quyết cũng thông qua phát hành quyền chọn được nhận cổ phần của một công ty hợp nhất là công ty con của VCM. Công ty hợp nhất này sẽ sở hữu cổ phần cũng như phần vốn góp và vận hành cả hai công ty gồm VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.
Công ty VCM đã thay đổi mức vốn điều lệ từ 1 tỷ đồng lên 6.437 tỷ đồng (bằng đúng vốn điều lệ của VinCommerce). Theo đó, Masan nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của VCM. Với tỷ lệ nắm giữ 83,74%, giá trị cổ phần mà Masan nắm giữ đổi lại quyền sở hữu, điều hành chuỗi Vinmart và Vinmart+ là khoảng 5.400 tỷ đồng.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể đến những thương vụ quan trọng ở các ngành khác như Mitsui chi ra 135 triệu USD để mua hơn 35% cổ phần của “vua tôm” Minh Phú hay Gelex đã mua 37 triệu cổ phiếu Viglacera và Thiết bị điện Gelex (thuộc Gelex) đã mua 27 triệu cổ phiếu. Như vậy, tổng lượng sở hữu của nhóm Gelex nắm giữ sau giao dịch lên gần 112 triệu cổ phiếu, chiếm gần 25% vốn Viglacera.
Kế hoạch HD Bank sát nhập ngân hàng PG Bank trong hông tin mới được tiết lộ trong ĐHCĐ của HD Bank
Các doanh nghiệp Việt sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các năm tiếp theo
Theo ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch Thành Thành Công, thì M&A là một điều hết sức bình thường trong nền kinh tế, tất cả doanh nhân khi cảm thấy bán doanh nghiệp được giá sẽ bán. Hoặc nữa, hiện tại, không chỉ doanh nghiệp nước ngoài mua lại các doanh nghiệp trong nước, mà các doanh nghiệp trong nước cũng có thể mua lại các doanh nghiệp ngoại.
“M&A là một phương cách ‘đi tắt, đón đầu’ trong ngành nghề nào đó mà nhiều doanh nhân lựa chọn, đây là một xu thế – quy luật phát triển tất yếu của các nền kinh tế. Không phải chuyện bán hay không bán, mà quan trọng là bán/mua thời điểm nào thì chúng ta có được giá tốt nhất.
Trong năm 2020, tôi tin rằng, xu thế M&A sẽ bùng nổ hơn nữa; các định chế tài chính, công ty chứng khoán và công ty dịch vụ sẽ giúp đưa cổ phiếu của các doanh nghiệp lên sàn, để người muốn bán và cần mua sẽ được gặp nhau“, ông Đặng Văn Thành cho biết.
Cùng quan điểm, ông Đỗ Duy Thái – Chủ tịch Công ty Thép Việt Pomina cũng cho rằng, trong tương lai, các công ty Việt phải mua lại các công ty nước ngoài để phát triển nhanh hơn. “Giấc mơ đó có thể dài, nhưng một vài doanh nghiệp đã làm được“, ông Thái kết luận.
Ông Đỗ Duy Thái đã đưa ra một ví dụ điển hình để chứng minh nhận định của mình: Tập đoàn Posco – doanh nghiệp có sản lượng thép nhiều thứ tư thế giới đến từ Hàn Quốc vừa bán mảng thép xây dựng giàn giáo cho một công ty Việt Nam. Nguyên nhân khá đơn giản, sau 3 năm đầu tư và phát triển tại thị trường Việt, Posco đã không thể chịu đựng thêm nữa việc lỗ liên tục trong nhiều năm ở mảng này khi thị trường cung nhiều hơn cầu, thế là họ bán đi để cắt lỗ.
Và theo quan sát của ông Thái, hiện tại không ít doanh nghiệp nước ngoài đang dần không thể cạnh tranh lại các đối thủ khác tại thị trường Việt Nam, một khi thấy họ đã tới giới hạn chịu đựng, các doanh nghiệp nội cần nhanh chóng tới hỏi mua để nhanh chóng tăng thị phần trước các đối thủ khác.
Còn theo TS-LS. Bùi Quang Tín – CEO Trường doanh nhân BizLight thì áp lực tuân thủ chuẩn mực vốn của Basel II từ nay đến năm 2020 sẽ đặt nhiều ngân hàng trước bài toán M&A. Chưa kể, theo Chiến lược Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng quốc doanh. Điều này khiến M&A ngân hàng tiếp tục sôi động trong thời gian tới.
Năm 2020 cũng là năm mà Agribank tiến hành cổ phần hóa. Agribank đang có tổng tài sản đạt trên 1,28 triệu tỷ đồng, sẽ bán 35% cổ phần và nếu thành công, đây sẽ là thương vụ cực lớn trong ngành ngân hàng.
“Làn sóng M&A sẽ sôi động hơn nữa trong các ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài coi M&A là cách nhanh nhất để có được giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, ngành bán lẻ, hàng tiêu dùng, thực phẩm và đồ uống với sự tăng trưởng mạnh mẽ ấn tượng trong những năm qua sẽ tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn“, ông Masataka “Sam” Yoshida – Giám đốc toàn cầu M&A của RECOF nhận định.
Tổng hợp từ Mạng Internet – Cafebiz
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Tin tức
Điểm mặt những thương hiệu Nâng tầm giá trị thương hiệu Việt
Top 10 thương hiệu Việt Nam giá trị nhất năm 2024: Hơn 80% thương hiệu ngân hàng đang...
Tin tức
Thiết kế name card tại Bắc Ninh ở đâu uy tín, chất lượng nhất?
Dịch vụ thiết kế name card tại Bắc Ninh hiện nay ngày càng phát triển. Tuy nhiên, không...
Gương mặt thương hiệu
ĐHS Ngôi sao mới tham gia vào chuỗi Logistics và là điểm nút quan trọng cho sự phát triển của Bắc Ninh
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực...
Kiến thức thương hiệu
Thương hiệu mỹ phẩm không thể thiếu các mẫu bao bì túi xách hộp
Mỹ phẩm được xem là một mặt hàng không bao giờ thiếu ngày nó càng được sử dụng...
Kiến thức thương hiệu
In tờ rơi, tờ gấp là một hình thức quảng cáo hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp, cửa hàng sử dụng
In tờ rơi, tờ gấp là một hình thức quảng cáo hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp, cửa...
Tin tức
Pantone – Màu sắc xu hướng của các năm
Từ năm 2000, trong những ngày đầu tháng 12, các chuyên gia mỹ thuật của công tuy Thiết...
Kiến thức thương hiệu
Chỉ mất 5 phút có thể thay đổi doanh nghiệp bạn
[iptime]- Chỉ mất 5 phút có thể thay đổi doanh nghiệp bạnDANH MỤC NỘI DUNG1 [iptime]- Chỉ mất...
Tin tức
Tờ rơi phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm
Mẫu card visit Mẫu tem bảo hành Mẫu tờ rơi Mẫu tờ gấp Mẫu kẹp file Mẫu hóa...
Cẩm nang thiết kế Tin tức
Thiết kế website dành cho doanh nghiệp những điều cần chú ý
Các doanh nghiệp hiện nay cũng đã có những cái nhìn nhận và đánh giá về tác động...