Điểm tên các thương hiệu trong tiệc mừng của Thái Lan sau Seagame 31

TỪ BỮA TIỆC CẢM ƠN SEA GAMES 31 CỦA THÁI LAN ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI HÀ NỘI VỚI SỰ XUẤT HIỆN CỦA 12 CÔNG TY, TẬP ĐOÀN THÁI LAN ĐANG LÀM ĂN TẠI VIỆT NAM…

Khi nhìn vào tấm hình một đại diện Thái Lan lên phát biểu tại bữa tiệc cảm ơn nhân SEA Games 31 dưới đây, điều mà tôi để ý không phải là nội dung của tấm brackrop đó là gì, người phát biểu là ai, mà chính là 12 cái thương hiệu Thái Lan xuất hiện trên tấm backdrop.

Đó là 12 công ty, tập đoàn của Thái Lan đang làm ăn tại Việt Nam. Và địa điểm mà họ tổ chức- khách sạn Melia Hà Nội (44 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) giờ cũng do một tỷ phú Thái Lan là ông Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu 65% cổ phần và là cổ đông nắm quyền chi phối hoạt động của khách sạn này.

Những thương hiệu còn lại đều đang sở hữu các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam hay đã có quá trình hoạt động lâu năm tại Việt Nam như:

ThaiBev là công ty đã mua lại Saigon Beer của VN, Central Retail là công ty đã mua lại hệ thống b.án lẻ nổi tiếng Big C, C.P Group là công ty chăn nuôi lớn nhất tại VN đã vào nước ta từ những năm 1990-1991. Hiện công ty này đang tổ chức hình thức chăn nuôi gia công (lợn, gà), cung cấp con giống lớn nhất tại Việt Nam.

Tiếp đến, tập đoàn SCG của Thái Lan năm 2021 cũng đã công bố việc mua lại 70% cổ phần của CTCP Sản xuất Nhựa Duy Tân và nhiều thương hiệu khác như gạch Prime, cùng các nhãn hàng sản xuất của Việt Nam.

MM Mega Maket (trước đây là Metro Cash & Carry Việt Nam) cũng được Tập đoàn TCC Group của tỷ phú giàu thứ ba Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi mua lại 65% cổ phần từ năm 2016.

Còn nhiều, rất nhiều doanh nghiệp Thái khác vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục mua lại các thương hiệu hoặc sở hữu cổ phần tại các doanh nghiệp của Việt Nam, ngay cả ông lớn Vinamilk cũng đang được người Thái dần nắm giữ cổ phần khi Fraser & Neave (F&N)- doanh nghiệp cũng thuộc quyền kiểm soát của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, đang là cổ đông ngoại lớn nhất tại Vinamilk, với tỷ lệ chỉ đứng sau cổ đông Nhà nước.

Và chúng ta hãy thử hình dung, đến khi SEA Games được tổ chức tại Thái Lan, thì có hay không có doanh nghiệp nào của Việt Nam đang làm ăn tại Thái Lan cũng tổ chức một bữa tiệc tương tự để cảm ơn các vận động viên của mình? Câu hỏi không khó trả lời, khi có thể khẳng định, có ít rất ít thậm chí là không có khi mà doanh nghiệp Việt đến bản thân mình còn chẳng giữ nổi, lấy gì mà đi mua cổ phần các doanh nghiệp của Thái?

Và sâu xa hơn chút, chúng ta để ý có thể thấy cả 12 doanh nghiệp xuất hiện tại bữa tiệc trên của Thái Lan họ đều là những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và làm thương mại trực tiếp. Sự phát triển của họ gắn liền với sự thâu tóm và mở rộng thị phần, thị trường. Và cái đáng suy ngẫm hơn là họ mua lại chính những thương hiệu nổi tiếng vốn là của Việt Nam ta và họ phát triển để phục vụ cho chính nhu cầu tiêu dùng của người Việt.

Còn nhìn sang các doanh nghiệp của Việt Nam ta thì sao? Không đánh đồng, nhưng có thể nói những doanh nghiệp được cho là có vốn hóa lớn, là đại gia ở ta phần lớn nằm trong lĩnh vực bất động sản, khai thác khoáng sản. Hay nói đúng hơn, doanh nghiệp Việt Nam giàu có lên là nhờ vào buôn b.án, chuyển nhượng đất đai, bất động sản chứ không phải nằm ở những giá trị dựa trên những sản phẩm mà họ làm ra.

Tôi nói chuyện với một ông anh làm về lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, ông này cũng phải thừa nhận, có nhiều lúc bọn anh cũng sốt ruột lắm, mình sản xuất quần quật cả ngày, đêm, đi b.án từng mớ rau, cọng hành mà lợi nhuận của một nhà máy/cửa hàng không bằng một vụ chuyển nhượng một căn biệt thự, có lãi cả hàng chục tỷ đồng.

Tôi lại bảo, nhưng cũng có những ông doanh nghiệp đang làm sản xuất sang BĐS dẫn đến sản phẩm đi xuống, thị phần thu hẹp, bản thân thì dính dáng đến pháp luật. Ông anh đáp: Đó là bi kịch của doanh nhân.

Lại có một ông anh khác cũng làm doanh nhân than, đợt vừa rồi, bọn anh mang gà giống đi b.án, người dân không mặn mà, người thì bảo anh sắp b.án vườn rồi, người thì bảo gà qué gì tầm này, đi buôn đất cho nhanh.

Cái bi kịch của doanh nhân mà ông anh trên nhắc đến với tôi đó là sự bất bình đẳng trong cạnh tranh, phát triển của chính các doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, các doanh nghiệp giàu có lên không phải do cạnh tranh bằng cách sản xuất ra được nhiều hàng hóa hơn, có chất lượng hơn và chiếm được thị phần nhiều hơn mà do lợi dụng chính sách đất đai để trở lên giàu có.

Trong khi đó, các doanh nghiệp thuần về sản xuất phải trả giá thuê mặt bằng cao hơn, hàng ngày ngồi nhìn các doanh nghiệp làm BĐS giàu có lên từng ngày. Và đến lúc nào đó, có thể họ cũng chọn cho mình con đường… đi làm BĐS.

Kể ra, thấy cũng đúng khi chỉ cần sang tay một căn hộ, chuyển nhượng một miếng đất đã “ăn bằng lần” nhiều lãi cả tỷ đồng, ít cũng vài trăm triệu đồng, thì mấy ai có thể yên tâm nhặt từng quả trứng, vắt từng lít sữa bò hay hái từng mớ rau, cọng hành đem b.án.

Vậy là người người, nhà nhà đổ xô đi buôn b.án đất đai, bỏ bê sản xuất. Trong lúc đó, người Thái vẫn âm thầm mua lại, thâu tóm các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm thương mại của chúng ta để đến khi Seagame được tổ chức tại ta, họ đàng hoàng tổ chức tiệc mừng và cảm ơn dưới sự tham dự của chính các doanh nghiệp của người Thái trên khách sạn ở đất Việt đã được người Thái mua cổ phần và chi phối.

Còn nhiều doanh nghiệp ở ta vẫn đang hàng ngày “miệt mài” đi tìm những miếng đất đẹp để làm dự án, rồi dùng đủ chiêu trò để thổi, để “đánh” giá đất lên kiếm lời. Những doanh nghiệp đó làm giàu bằng cách lấy tiền từ túi người khác về túi của mình, chứ không phải là giá trị, là thương hiệu mà mình tạo ra để rồi được tưởng thưởng bằng lợi nhuận xứng đáng.

Rất đáng suy ngẫm!

Nguồn: Dân Việt

Tư vấn thiết kế thương hiệu

Nhận tư vấn 1:1 với chuyên gia thương hiệu của chúng tôi
Hotline: 0912 485 468 info@iptime.com.vn






    Bài viết liên quan

    Kiến thức thương hiệu

    Những bộ áo đấu đẹp nhất tại World Cup 2018

    Kính mời độc giả cùng Football Tribe Vietnam điểm qua những “bộ cánh” của các đội tuyển có...

    Kiến thức thương hiệu

    3 nguyên tắc cốt lõi khi thiết kế Profile chuyên nghiệp

    Một bản thiết kế Profile chuyên nghiệp là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tạo dựng...

    Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu

    Chi phí thiết kế, làm website

    Website hiện là một công cụ quan trọng để phát triển thương hiệu trên nền tảng trực tuyến....

    Kiến thức thương hiệu

    Thiết kế logo thương hiệu đừng để mắc những lỗi này

    Những lỗi thường gặp khi thiết kế logoDANH MỤC NỘI DUNG1 Những lỗi thường gặp khi thiết kế...

    Tin tức

    Thương hiệu cạnh tranh: Việt Nam khiếu nại việc gạo ST24, ST25 bị đăng ký ở Australia

    Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết đã làm rõ với công ty đăng ký nhãn hiệu...

    Tin tức

    9 người Bắc Ninh nghi Covid-19 liên quan viện Nhiệt đới

    Sở Y tế Bắc Ninh sáng 6/5 ghi nhận 9 ca dương tính nCoV là người ở các...

    Tin tức

    Xây dựng thương hiệu từ sự khác biệt hóa

    Xây dựng thương hiệu cũng có ý nghĩa chủ đạo là khác biệt hóa. Nếu không có sự...

    Kiến thức thương hiệu Tin tức

    Top 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2019

    Năm 2019 này, Theo bảng xếp hạng của Brand Finance vừa công bố thì các thương hiệu công...

    Tin tức

    Thiết kế logo cho người mệnh Thủy như thế nào?

    Theo phong thủy, việc thiết kế được một logo cho chủ doanh nghiệp hợp mệnh thủy sẽ giúp...