Kiến thức thương hiệu
Thương hiệu đặc sản địa phương, đăng ký bảo hộ hướng đi đúng cho một hành trình dài
Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa. Nhưng trên thực tế, khái niệm này được hiểu rộng hơn nhiều, nó có thể là bất kỳ cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận diện dễ dàng và khác biệt với các sản phẩm cùng loại. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác, mà quan trọng hơn cả, đó là cơ sở để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường cũng như uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Một sản phẩm có thương hiệu có thể là một hàng hoá vật chất (ví dụ như cà phê Trung Nguyên, giày Adidas, hay xe hơi Ford), dịch vụ (ngân hàng Vietcombank, bảo hiểm nhân thọ của Prudential), cửa hàng bán lẻ (siêu thị Coopmart, Wartmart), con người (ví dụ: Bill Clinton, Tom Hank hay Michael Jordan), địa danh (ví dụ: thành phố Paris, Phú Quốc, Thái Nguyên), tổ chức (Hội chữ thập đỏ, Quỹ khuyến học) hoặc ý tưởng (gây dựng quỹ vì người nghèo). Trên thực tế, tài sản đáng giá nhất của nhiều công ty, doanh nghiệp có thể không phải là tài sản hữu hình như nhà xưởng, thiết bị, bất động sản mà là tài sản vô hình như kỹ năng quản lý, chuyên môn về tài chính và điều hành, và quan trọng nhất, đó chính là thương hiệu.
Thương hiệu đặc sản địa phương, đăng ký bảo hộ hướng đi đúng cho một hành trình dài gắn với phát triển kinh tế địa phương
Đặc sản các tỉnh có những gì?
DANH MỤC NỘI DUNG
Nem Bùi một trong những đặc sản địa phương của Bắc Ninh
Dưới đây là một số đặc sản nổi tiếng của một số tỉnh thành ở Việt Nam:
- Hà Nội: Phở, Bún chả, Chả cá Lã Vọng, Cốm làng Vòng.
- Hải Phòng: Bánh đa cua, Nem cua bể, Bánh mì cay.
- Quảng Ninh: Chả mực Hạ Long, Sá sùng.
- Thanh Hóa: Nem chua, Bánh gai Tứ Trụ.
- Nghệ An: Nhút Thanh Chương, Cháo lươn Vinh.
- Huế: Bún bò Huế, Cơm hến, Bánh khoái.
- Đà Nẵng: Mì Quảng, Bánh xèo, Gỏi cá Nam Ô.
- Quảng Nam: Cao lầu, Mì Quảng, Bánh bao Bánh vạc.
- Nha Trang (Khánh Hòa): Nem Ninh Hòa, Bún sứa, Yến sào.
- Đà Lạt (Lâm Đồng): Dâu tây, Atisô, Hồng giòn.
- TP. Hồ Chí Minh: Cơm tấm, Bánh tráng trộn, Bánh mì Sài Gòn.
- Cần Thơ: Lẩu mắm, Bánh xèo, Nem nướng Cái Răng.
- An Giang: Bún cá, Mắm Châu Đốc, Thốt nốt.
Đặc sản gắn với các yếu tố nào?
Đặc sản đặc trưng cho từng vùng miền từng địa phương trong đó các yếu tốt về văn hóa là chủ yếu. Với những giá trị đó việc nâng tầm và có những điều chỉnh phù hợp. Mỗi địa phương đều có những món ăn đặc sản riêng, phản ánh văn hóa và phong tục tập quán của vùng miền đó. Nhưng một số địa phương chưa thực sự làm thương hiệu quảng bá sản phẩm cần được nghiêm túc đánh giá dựa trên các yếu tố này và một số yếu tố khác để mang lại hiệu quả tốt nhất
Đặc sản của một vùng thường gắn liền với nhiều yếu tố đặc trưng, bao gồm:
- Địa lý và Khí hậu: Mỗi vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau, ảnh hưởng đến nguyên liệu và cách chế biến món ăn. Ví dụ, vùng đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với các món ăn từ cá và tôm do hệ thống sông ngòi phong phú.
- Nguyên liệu địa phương: Đặc sản thường sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Ví dụ, Nghệ An có nhút Thanh Chương làm từ mít non, Ninh Bình có cơm cháy từ gạo địa phương.
- Văn hóa và Lịch sử: Các món ăn đặc trưng thường phản ánh lịch sử và văn hóa của một khu vực. Ví dụ, món phở của Hà Nội đã trở thành biểu tượng ẩm thực của Việt Nam và mang theo câu chuyện lịch sử lâu đời.
- Phong tục tập quán: Các món ăn đặc sản cũng có thể liên quan đến các phong tục tập quán và nghi lễ truyền thống. Ví dụ, bánh chưng và bánh giầy là đặc sản của ngày Tết Nguyên Đán, gắn liền với truyền thuyết và văn hóa Việt Nam.
- Kỹ thuật chế biến: Phương pháp chế biến đặc biệt có thể tạo nên những hương vị độc đáo cho món ăn. Ví dụ, chả mực Hạ Long nổi tiếng nhờ kỹ thuật giã tay truyền thống, tạo độ dai và giòn đặc trưng.
- Người dân địa phương: Tài năng và kinh nghiệm của người dân vùng đó trong việc chế biến món ăn cũng góp phần tạo nên đặc sản độc đáo.
Các yếu tố này kết hợp lại tạo nên sự đa dạng và phong phú của nền ẩm thực Việt Nam, với mỗi món đặc sản mang một câu chuyện và giá trị riêng.
Phát huy thương hiệu các sản phẩm địa phương
– Có nhiều thương hiệu trên thế giới có giá trị rất lớn, chẳng hạn theo tạp chí Fortune, đến nay hãng công nghệ Google có giá trị thương hiệu lên tới 109,5 tỉ USD, thương hiệu Apple- quả táo bị cắn dở có giá trị 107,1 tỉ USD, tập đoàn thương mại điện tử Amazon có giá trị 106,4 tỉ USD… Ở Việt Nam, cũng có nhiều tập đoàn, công ty có giá trị thương hiệu lớn, chẳng hạn như thương hiệu hãng sữa Vinamilk có giá trị 1,01 tỉ USD (theo định giá năm 2016 của Công ty Brand Finance), Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Viettel có giá trị 973 triệu USD, thương hiệu Mobiphone có giá trị 539 triệu USD… Như vậy, thương hiệu là một tài sản vô hình có giá trị rất lớn cần được quan tâm và đầu tư trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện như hiện nay.
Nâng cao nhận thức
– Năm 2012, Bún bò Huế đã được chọn là một trong 12 món ăn Việt được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là những món ăn mang giá trị ẩm thực châu Á nhưng đến khi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành “Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế” theo Quyết định số 1623/QĐ-UBND ngày 13/7/2016 vẫn gặp những ý kiến trái chiều trong dư luận; hoặc do việc chậm xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nên có nhiều món ăn cung đình không được chế biến theo đúng cách thức, nguyên bản; điều này làm giảm giá trị dòng ẩm thực riêng có của Huế.
– Năm 2023 Bắc Ninh tổ chức thành công Festival “Về miền Quan họ – 2023”, kết nối tinh hoa các di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO ghi danh và có nhiều chương trình biểu diễn kết hợp du lịch văn hóa gắn với các điểm đến là làng nghề , danh thắng kết hợp ẩm thực địa phương.
– Dẫu vậy, vẫn có một số công ty, doanh nghiệp hình như chưa nhận thức đúng vai trò của xây dựng thương hiệu và còn lúng túng trong việc bảo vệ thương hiệu đối với quá trình phát triển. Hoặc nếu có thì lại “lực bất tòng tâm”.
– Để khắc phục, đầu tiên cần hiểu rất rõ những yếu tố chính cấu thành một thương hiệu (tên thương hiệu, logo, tính cách, câu khẩu hiệu, nhạc hiệu và bao bì), bởi nó đóng vai trò nhất định trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu. Tiếp đến, là phải lựa chọn và kết hợp một cách hiệu quả nhất những yếu tố trên nhằm tạo nên một thương hiệu. Một tập hợp các yếu tố được kết hợp với nhau chặt chẽ sẽ tạo nên đặc tính nổi trội cho thương hiệu.
Nếu các công ty, doanh nghiệp nhất là những người kinh doanh dịch vụ du lịch hiểu đúng tầm quan trọng của thương hiệu sẽ tăng cường nhận thức và hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí khách hàng về hình ảnh điểm đến của địa phương.
Thương hiệu cho đặc sản địa phương
Cho đến nay, chưa có một văn bản pháp luật nào về sở hữu trí tuệ quy định về “thương hiệu”, tuy nhiên, thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong thương mại và nó có thể được hiểu rằng “Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một sản phẩm, hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi, biểu tượng (logo), “hình ảnh” và mọi sự thể hiện hình ảnh, dần qua thời gian được tạo dựng rõ ràng trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng tại đó.”
Có thể tạm chia ra mấy đối tượng được gọi là thương hiệu như: Nhãn hiệu (ví dụ: Trung Nguyên, Vinamilk …), Chỉ dẫn địa lý (ví dụ: Phú Quốc, Buôn Ma Thuột…), Tên thương mại (ví dụ: Công ty Cà phê Trung Nguyên, Công ty cà phê Đức Lập…). Việc đăng ký bảo hộ các đối tượng này được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này.
• Bảo hộ nhãn hiệu
Bảo hộ nhãn hiệu là hình thức phổ biến đối với mọi mặt hàng lưu hành trên thị trường. Chức năng của nhãn hiệu là dùng để phân biệt hàng hoá/dịch vụ cùng loại của chủ thể này và chủ thể khác. Nhãn hiệu có thể bao gồm nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.
– Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
– Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
• Bảo hộ tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
• Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ: i) sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; ii) sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định (Điều 79, Luật SHTT, 2005).
Việc bảo hộ tên gọi (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý) cho đặc sản và/hoặc các dịch vụ truyền thống cũng như tên của chủ thể (tên thương mại) sản xuất/kinh doanh đặc sản và/hoặc các dịch vụ truyền thống là hết sức cần thiết. Việc đăng ký tên gọi cho đặc sản và dịch vụ truyền thống không chỉ đơn thuần là đăng ký bảo hộ mà còn phải được bảo vệ, giữ gìn và phát triển nhằm nâng cao uy tín, ảnh hưởng của sản phẩm/dịch vụ mang tên gọi đó cũng như uy tín của chủ thể tạo ra chúng. Cũng cần lưu ý là, nếu ở thị trường nội địa, mỗi doanh nghiệp có một hoặc nhiều nhãn hiệu cho một sản phẩm/dịch vụ của riêng mình thì khi xuất khẩu có thể nhiều doanh nghiệp phải hợp sức lại dưới một nhãn hiệu chung (nhãn hiệu tập thể). Điều này là cần thiết, nhất là cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn mới thâm nhập thị trường. Ở giai đoạn mới phát triển thị trường, một doanh nghiệp nhỏ đơn độc với một nhãn hiệu của riêng mình sẽ gặp khó khăn về chi phí cũng như khả năng tiến hành thủ tục đăng ký và theo dõi hành vi xâm phạm của các đối thủ. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp với một nhãn hiệu tập thể sẽ khắc phục được các khó khăn đó, đồng thời năng cao được sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Sau khi đã thiết lập được vị thế cho nhãn tập thể đó, mỗi doanh nghiệp sẽ phát triển nhãn hiệu riêng của mình cùng với và dưới cái ô nhãn hiệu tập thể nói trên. Do đó, nhãn hiệu tập thể là hình thức đặc biệt phù hợp để bảo vệ và phát triển nông, lâm, thuỷ sản và các sản phẩm làng nghề của nước ta.
Một hình thức đặc biệt khác để bảo vệ các đặc sản địa phương là bảo hộ chỉ dẫn địa lý (trước đây, theo Bộ Luật Dân sự năm 1995, đối tượng này được gọi là tên gọi xuất xứ). Bằng hình thức bảo hộ này, nhiều nhà sản xuất/kinh doanh một loại đặc sản trong một khu vực địa lý xác định có thể cùng nhau xin phép Nhà nước đăng ký một chỉ dẫn địa lý để cùng sử dụng chung nhằm bảo vệ uy tín của đặc sản qua việc đảm bảo chất lượng đặc thù và nguồn gốc của đặc sản. Tương tự như đối với nhãn hiệu tập thể, sau khi đã thiết lập được vị thế của chỉ dẫn địa lý đó, mỗi doanh nghiệp sẽ phát triển nhãn hiệu riêng của mình cùng với và dưới cái ô chỉ dẫn địa lý.
Ngoài hai hình thức đặc biệt nêu trên, chúng ta cũng có thể sử dụng hình thức nhãn hiệu chứng nhận để bảo vệ các đặc sản. Ở hình thức này, một cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp, có chức năng chứng nhận là chủ một nhãn hiệu chứng nhận, cho phép có điều kiện các doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trong hoạt động sản xuất kinh doanh một hoặc nhiều sản phẩm/dich vụ. Cũng giống như hai hình thức bảo hộ trên đây, mỗi doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này có thể phát triển nhãn hiệu riêng của mình cùng với và dưới cái ô nhãn hiệu chứng nhận.
Do bản chất cộng đồng, nên các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận thường được xã hội nhìn nhận là các thương hiệu cộng đồng hay thương hiệu cho các đặc sản địa phương.
Lợi ích của bảo hộ thương hiệu cho đặc sản địa phương
Việc bảo hộ thương hiệu cho đặc sản địa phương mang lại các lợi ích sau:
• Lợi ích của người sản xuất
– Có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
– Giúp nhà sản xuất duy trì được lượng khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng tiềm năng.
– Giúp tăng doanh số và lợi nhuận.
– Giúp nhà sản xuất đưa sản phẩm thâm nhập thị trường thuận lợi và mở rộng thị trường xuất khẩu.
– Giúp nhà sản xuất chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (đối với các hành vi chỉ dẫn sai lệch nguồn gốc của sản phẩm).
• Lợi ích của cộng đồng
– Phát triển nông nghiệp nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
– Phát triển các ngành nghề truyền thống và các dịch vụ khác, đặc biệt là du lịch vùng.
– Tạo công ăn việc làm cho người dân, hạn chế di dân, giúp phát triển đều giữa các vùng kinh tế, ổn định kinh tế vùng.
– Góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa, truyền thống.
• Lợi ích của người tiêu dùng
– Được chỉ dẫn bởi các dấu hiệu về khu vực địa lý được gắn trên sản phẩm.
– Yên tâm sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực từ khu vực địa lý với chất lượng được kiểm soát.
– Tránh các rủi ro từ việc sử dụng hàng hóa giả mạo, kém chất lượng.
Quản lý Nhà nước đối với địa danh
Theo quy định tại Điều 4.22, Điều 11 Luật SHTT năm 2005 và Điều 3 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP, quản lý Nhà nước đối với các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý (địa danh) được quy định như sau:
- – Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện xác lập quyền cho các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý dùng cho các đặc sản địa phương, các sản phẩm/dịch vụ truyền thống.
- – Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quản lý các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý tại địa phương.
- – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Văn hoá-Thể thao-Du lịch hỗ trợ Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý tại địa phương dùng cho các đặc sản địa phương, các sản phẩm/dịch vụ truyền thống liên quan đến lĩnh vực mà mỗi Bộ quản lý.
_______
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Kiến thức thương hiệu
Những yếu tố có thể tham khảo để xây dựng thương hiệu cá nhân.
Cho dù bạn là chủ doanh nghiệp hay người làm công ăn lương thì việc tạo thương hiệu...
Cẩm nang thiết kế Tin tức
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tại Bắc Ninh – Đón tết rộn ràng – Vô vàn ưu đãi
Kính gửi quý khách hàng, Nằm trong chuỗi chương trình “Đón tết rộn ràng – Vô vàn ưu...
Tin tức
Xu hướng thiết kế logo nào sẽ lên ngôi năm 2021
Năm 2021, năm của thập kỷ mới. 2021 cũng là năm có nhiều biến động, việc thay đổi...
Tin tức
Vai trò của doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới
Qua 36 năm đổi mới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng phát triển cả về số...
Kiến thức thương hiệu
Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị báo giá thiết kế profile công ty uy tín!
Khi bạn gõ cụm từ “báo giá thiết kế profile công ty” trên Google sẽ trả 7.920.000 kết...
Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu
Thiết kế website – Xây dựng website một phần của thương hiệu
Trong ngân sách chi cho marketing hay xây dựng thương hiệu hãy dành ra một khoảng thích đáng...
Kiến thức thương hiệu
Phát triển nhãn hiệu nhà phân phối cho các siêu thị tại Việt Nam hiện nay
Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số vấn đề về nhãn hiệu nhà phân phối trên...
Kiến thức thương hiệu
Thiết kế in card visit giá rẻ nhất Bắc Ninh
Thiết kế card visit là dịch vụ thế mạnh chính của IPTIME chúng tôi. Với những mẫu card...
Tin tức
ĐỂ DOANH NGHIỆP KHÔNG VÔ HÌNH
ĐỂ DOANH NGHIỆP KHÔNG VÔ HÌNHDANH MỤC NỘI DUNG1 ĐỂ DOANH NGHIỆP KHÔNG VÔ HÌNH1.0.1 Những câu chuyện...