Vào ngày 29 tháng 9 vừa qua, Forever 21 đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Đây là một thông tin gây sốc đối với người tiêu dùng khi Forever 21 đã từng là một thương hiệu nổi đình nổi đám ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Cụ thể, Forever 21 đã từng có đến 815 cửa hàng được đặt tại nhiều nước trên toàn cầu. Thời điểm đỉnh cao, Forever 21 hoạt động mạnh mẽ ở hơn 40 quốc gia thuộc khi vực Châu Á, Châu Âu , Canada và Nhật Bản. Hai nhà sáng lập của hãng thời trang này là Do Won Chang và Jin Sook tạo ra thương hiệu này với ý nghĩa “mãi mãi tuổi 21” tập trung vào giới trẻ với gu thời trang năng động, trẻ trung.
Tuy nhiên, việc bảo hộ phá sản là điều mà thương hiệu Forever 21 cần làm lúc này để tránh những thiệt hại nặng nề hơn cho doanh nghiệp. Tuy nộp đơn nhưng hãng thời trang này vẫn vận hành hơn một nửa số cửa hàng của mình tại Mỹ và phát triển website bán lẻ của mình. Với xu hướng mua sắm online ngày càng gia tăng, các website bán lẻ ngày càng nhiều, khiến cho tâm lý của người mua thay đổi, họ có nhiều sự lựa chọn hơn là việc phải đến những cửa hàng để chọn đồ. Vì thế bước đi này của Forever 21 cũng tương tự như các nhà bán lẻ trước đó là Matter Firm và Barneys giảm chi phí vận hành cửa hàng nhằm cắt bớt tình trạng thua lỗ.
Theo phó chủ tích Linda Chang đã tuyên bố trước sự kiện này ” Bước đi này với Forever 21 là quan trọng và cần thiết để đảm bảo tương lai cho công ty chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng sau khi tái cấu trúc, Forever 21 sẽ là trở nên vững mạnh hơn”
Đây cũng không phải là tình trạng hiếm gặp khi hiện nay, rất nhiều cửa hàng bán lẻ thời trang cũng đang lâm vào tình trạng tương tự. Ở Mỹ, có đến hơn 8200 cửa hàng thời trang đã tuyên bố phá sản. Hai hãng thời trang là Payless và Gymboree cũng đã làm điều tương tự như Forever 21 là nộp đơn xin bảo hộ phá sản đến gần 3000 cửa hàng.
Các anh lớn trong ngành như H&M hay Zara cũng gặp không ít khó khăn. Giá cổ phiếu của hai ông lớn trong ngành thời trang cũng sụt giảm mạnh so với năm ngoái. Theo tình hình này, các thương hiệu thời trang nến không có hướng đi cho mình cũng sẽ rất dễ đứng trên bờ vực phá sản.
Kết luận lại, bất kỳ thương hiệu nào, nếu không có hướng đi chính xác, định hương thương hiệu của mình, nhất là trong thời buổi công nghệ 4.0 đang phát triển thì rất dễ đi đến bờ vực phá sản. Việc xây dựng được thương hiệu đã khó, để giữ vững được nó lại còn khó hơn.
Bài viết liên quan
Cẩm nang thiết kế Tin tức
Công ty thi công, thiết kế biển công ty tại Bắc Ninh
Nội dung bài viết1 Biển công ty là gì? Vai trò?2 Treo biển cũng là quy định bắt...
Tin tức
Ông Trương Trọng Nghĩa: ‘Thiết kế đặc khu ưu đãi quá nhiều cho nhà đầu tư’
Tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc...
Kiến thức thương hiệu
Thương hiệu và vai trò của thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng
Nội dung bài viết1 Thương hiệu là gì? Bộ nhận diện thương hiệu là gì?1.1 Thương hiệu là...
Tin tức
Công dân Việt Nam đầu tiên bị nhiễm virus corona tại Trung Quốc
Theo thông tin vào lúc 18h30 ngày 29-1, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã nhận...
Kiến thức thương hiệu Tin tức
Norton Point – Mắt kính từ rác thải nhựa trong đại dương
Khối lượng nhựa trôi nổi ngoài đại dương là một trong những thách thức môi trường lớn nhất...
Tin tức
“Bộ đôi quyền lực” đứng sau startup đắt giá nhất thế giới
Ứng dụng gọi xe hàng đầu Trung Quốc – Didi Chuxing hiện có tổng cộng 21 triệu...
Kiến thức thương hiệu
5 lợi ích của việc có một logo chuyên nghiệp
Nội dung bài viết1 Tạo sự tin tưởng2 Thu hút khách hàng mới3 Khác biệt với đối thủ...
Tin tức
What Sugar Daddy Wishes
Are you thinking about what a sugar daddy wants? It may well sound like a complicated question to...
Phong cách doanh nhân
Hole in one nghĩa là gì trong golf
Nội dung bài viết1 1. Khám phá một cú đánh Hole in one ấn tượng2 Những cú Hole-in-one...