
Tin tức kiến thức ngành tư vấn thiết kế thương hiệu mới nhất
Những cái tên trong công cuộc khẳng định bản lĩnh thương hiệu Việt
Vào ngày 11/11 vừa qua, VinEco vinh dự tham gia Lễ Công bố, Biểu dương Doanh nghiệp năm 2018. Chương trình truyền hình trực tiếp trên VTC 1 “Bản lĩnh doanh nhân – Xứng tầm thương hiệu Việt” tôn vinh và trao chứng nhận cùng cúp vàng cho Top 100 doanh nghiệp, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội tiêu biểu năm 2018 nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 và ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam 10/11.
Một lần nữa VinEco khẳng định sự thành công trong quá trình phát triển bền vững và gây dựng thương hiệu trên thị trường Việt Nam.
Tất cả như một lời động viên, công nhận sự nỗ lực không ngừng, liên tục đổi mới vì nền nông nghiệp sạch, bền vững, vì bữa cơm thơm ngon của gia đình Việt, và vì sứ mệnh đem Nông sản sạch đến mọi nhà!
Những cái tên đã khẳng định thương hiệu Việt
Top thương hiệu được phân tích dưới đây là minh chứng cho quan điểm người Việt không sính hàng ngoại mà họ sính những hàng hóa sản phẩm mang lại đúng giá trị họ mong muốn.
1. Vinamilk
Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam, tính đến tháng 7/2013, thị phần sữa nước hiện nay chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp sữa nội. Trong đó, Vinamilk nắm giữ 48,7% thị phần.
Vinamilk liên tiếp nằm trong Top 3 nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất, ở cả thành thị và nông thôn Việt Nam trong suốt 5 năm (Bảng xếp hạng Brand Footprint).

Vinamilk có được vị thế như ngày hôm nay, hoàn toàn là do những giá trị thực, mang lại sự thay đổi tích cực cho cộng đồng.
2. Bia Sài Gòn (SABECO)
Cuối năm 2016, Việt Nam đã chính thức lọt vào Top 10 thị trường lớn nhất thế giới, xét về dung lượng bia tiêu thụ. Dự báo năm 2017, thị trường bia Việt Nam sẽ cán mốc tiêu thụ 4 tỷ lít.
Dù trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng trên thế giới nhưng Bia Sài Gòn vẫn đang là thương hiệu Việt dẫn đầu thị trường bia Việt Nam và đang trên đường chinh phục các thị trường khó tính như Đức, Mỹ, Nhật, Hà Lan…
Báo cáo về kết quả đo lường bán lẻ của Nielsen cho thấy, Bia Sài Gòn duy trì được vị thế dẫn đầu ngành hàng bia với mức thị phần 39,8% năm 2015.

Ngoài ra, Bia Sài Gòn còn đứng ở vị trí số 4 trong top 40 thương hiệu công ty có giá trị nhất Việt Nam được công bố bởi Forbes với trị giá 254 triệu USD (3/7/2017).
3. Acecook
Số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) cho thấy, hiện nay bình quân một người Việt Nam tiêu thụ 50 – 55 gói mì ăn liền/năm.
Việt Nam đang là quốc gia xếp thứ tư trên thế giới về tiêu thụ mì ăn liền, sau Trung Quốc (40 tỷ gói/năm), Indonesia (13 tỷ gói), Nhật Bản (5 tỷ gói).
Thị trường mì ăn liền có hàng chục doanh nghiệp lớn nhỏ đang tham gia, cả trong và ngoài nước. Nhưng phần lớn thị phần đang thuộc về 3 doanh nghiệp dẫn đầu là Acecook , Masan Consumer và Asia Foods.
Trong đó, thị phần của Acecook lớn nhất, chiếm 38,9%. Masan 24,6%, còn lại là Asia Food và các thương hiệu khác.

Hiện, Acecook đứng vị trí thứ 4 trong top Thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở thị trường thành thị và nông thôn (Bảng xếp hạng Brand Footprint). Acecook có các thương hiệu chủ lực là Hảo Hảo, Vina Acecook, Hảo 100.
4. Vinacafe Biên Hòa
Việt Nam có lợi thế là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới – nguyên liệu dùng để làm cà phê hòa tan.
Nếu trong giai đoạn trước, thị trường còn có sự cạnh tranh của khá nhiều tên tuổi nước ngoài như Nescafe (Nestle) hay Maccoffee (Food Empire – Singapore) thì trong vài năm trở lại đây, cuộc chơi dần được gói gọn lại giữa Vincafe Biên Hòa – Nestle – Trung Nguyên.
Ở thị trường này, thương hiệu Việt hoàn toàn thắng thế, đè bẹp sản phẩm nhập ngoại. Hiện nay Vinacafe Biên Hòa là nhà sản xuất cà phê hòa tan số một Việt Nam, chiếm 41% thị phần, tiếp theo là Nestle chiếm 26% thị phần và Trung Nguyên chiếm 16%.

Dù vậy, Vinacafe vẫn luôn cải tiến để nâng cao chất lượng, để đem đến những tách cà phê đủ hương và vị cho mọi nhà.
5. Mamamy
Mamamy là một trường hợp thú vị – thương hiệu duy nhất 100% thuần Việt, độc tôn thị trường khăn ướt cạnh tranh khốc liệt. Trên thị trường hiện nay, có cả trăm nhãn khăn giấy ướt khác nhau với mức giá dao động trong khoảng 15.000 đồng – 50.000 đồng. Trong đó có sự góp mặt của nhiều thương hiệu ngoại, đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor, Mỹ (Happykid, Goon, Merries, Pigeon, Dunamex Baby…) cạnh tranh với các thương hiệu Việt. Trong cuộc chạy đua này, Mamamy chiến thắng với 33.8% thị phần. Đây là số liệu được cung cấp bởi công ty nghiên cứu thị trường Nielsen năm 2017.

Mamamy bao phủ trên 80% thị trường truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn diện tích quầy kệ siêu thị trong nhóm ngành hàng khăn ướt; là đơn vị gia công, xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường lớn trên thế giới như Singapore, Đài Loan, Nhật Bản… Mamamy là 1 trong số hiếm hoi thương hiệu Việt chỉ tập trung vào việc hoàn thiện sản phẩm, phục vụ người tiêu dùng để làm sao có được những sản phẩm chất lượng và công năng tốt nhất. Việc tìm tòi và đưa vào sản phẩm những thành phần an toàn, đắt giá, hiệu quả cao như một số hoạt chất dưỡng da, đặc biệt là hoạt chất chống hăm, chống rôm sảy….. (Coco phosphatidyl PG-Dimonium Chloride, Natural Sugar Grapes Essence) cũng như là nhà sản xuất đầu tiên nghiên cứu và phát triển công năng rút khăn rời từng tờ bằng một tay được cấp sáng chế độc quyền từ 10 năm nay giúp Mamamy đánh bại đối thủ nhờ những đặc tính ưu việt và sự tiện dụng mang tính duy nhất.
Ngoài tập trung vào sản phẩm, thương hiệu Mamamy còn rất chú trọng đến các hoạt động vì cộng đồng. Mamamy đứng sau chiến dịch “Giải cứu mùa hè”- phát 2 triệu khăn ướt cho người lao động, “Vùng đất tò mò” – sân chơi đẳng cấp, đầy tính nhân văn dành cho trẻ em và gia đình. Đây đều là các sản phẩm tâm huyết của Mamamy, mang lại ảnh hưởng tích cực cho xã hội.
Ngoài ra còn một số cái tên mới gần đây tuy còn non trẻ song sự phát triển và khẳng định mình của các thương hiệu gắn với cái tên thương hiệu Việt
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Thiết Kế Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp Nhỏ: Giải Pháp Tối Ưu Chi Phí & Tăng Hiệu Quả
Cập nhật đơin vị hành chính cơ hội cho các thương hiệu cập nhật và có thêm dư địa cho sự phát triển
IPTIME Branding cập nhật địa chỉ đơn vị theo thay đổi địa giới hành chính mới từ ngày 01/07/2025
Logo mới của Gemini được bo tròn khi bộ chọn mẫu được tinh chỉnh nhấn mạnh vào chức năng
Bài viết liên quan
Tin tức Tin tức kiến thức ngành tư vấn thiết kế thương hiệu mới nhất
Những cuộc thi thiết kế logo bộ nhận diện thương hiệu cho các sự kiện
Cuộc thi thiết kế logo kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Bỉ và Việt NamDANH...
Tin tức
Đặt chức danh tiếng anh trên danh thiếp – Phần 2
4. Còn chức giám đốc và tổng giám đốc lại rất phức tạp, tùy theo người Anh hay...
Tin tức kiến thức ngành tư vấn thiết kế thương hiệu mới nhất
IPTIME Branding cập nhật địa chỉ đơn vị theo thay đổi địa giới hành chính mới từ ngày 01/07/2025
THÔNG BÁO (V/v: Thay đổi địa chỉ công ty) Kính gửi: Quý Khách hàng / Quý Đối tác...
Cẩm nang thiết kế Tin tức kiến thức ngành tư vấn thiết kế thương hiệu mới nhất
Một số mẫu thiết kế bảng hiệu đẹp của IPTime
Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, IPTime đã thiết kế, thi công nhiều hạng mục bảng...
Tin tức
Acecook Việt Nam – Nhận Diện Thương Hiệu Mới Cho Chặng Đường Phát Triển Mới
Năm 2015 (ngày 7/7/2015), năm đánh dấu cột mốc tròn 20 năm công ty cổ phần Acecook Việt...
Tin tức Tin tức kiến thức ngành tư vấn thiết kế thương hiệu mới nhất
10 thương hiệu nổi tiếng và sản phẩm thất bại thảm hại
Các thương hiệu nổi tiếng như Coca-Cola, Pepsi, Microsoft, Cosmopolitan… từng có những sản phẩm thất bại thảm...
Tin tức kiến thức ngành tư vấn thiết kế thương hiệu mới nhất
Tại sao cần thiết kế hồ sơ năng lực?
Hồ sơ năng lực là gì? tại sao lại cần thiết kế hồ sơ năng lực?DANH MỤC NỘI...
Cẩm nang thiết kế
Bạn có biết: Lỗi thiết kế website làm mất đi khách hàng tiềm năng
Đa số các lỗi thiết kế website thường là những lỗi không lớn. Những lỗi này cũng có...
Tin tức
Bồi thường Vi phạm bản quyền
a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã...