Tin tức
‘Trung Quốc đang leo thang chiến thuật gặm nhấm Biển Đông’
Phản ứng trước các động thái đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động nêu trên và rút các trang thiết bị quân sự triển khai trái phép trên các cấu trúc thuộc chủ quyền của Việt Nam…
VnExpress có cuộc trao đổi với Thiếu tướng, GS Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng về vấn đề này.
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân. Ảnh: Gia Chính. |
– Ông đánh giá thế nào về các động thái điều trang thiết bị quân sự của Trung Quốc đến Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay?
– Những hoạt động đó nằm trong mục tiêu lâu dài “Giấc mộng Trung Hoa”, trở thành cường quốc thế giới nói chung và cường quốc quân sự hàng đầu thế giới nói riêng. Trước mắt, những hành động này của Trung Quốc nằm trong chiến lược Hướng Nam, thực hiện sáng kiến “Vành đai – Con đường”, nhằm kiểm soát cả khu vực, quản lý thực tế Biển Đông.
Sau Đại hội 19 của Đảng cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình – Tổng bí thư, Chủ tịch nước này đã nắm quyền lực toàn diện trong tay. Tình hình bán đảo Triều Tiên đang chuyển động nên quan tâm của Mỹ ở Đông Bắc Á lớn hơn ở Đông Nam Á (trong đó có Biển Đông).
Kết quả khả quan cuộc gặp thượng đỉnh Trung – Nhật – Hàn cũng làm Trung Quốc yên tâm, rảnh tay hoạt động ở Biển Đông hơn. Bên cạnh đó, giải pháp Biển Đông của các thành viên ASEAN thời gian qua có lúc thiếu đồng thuận.
Như vậy là có nhiều lý do thuận lợi để Trung Quốc tiến hành các động thái trên vào thời điểm này.
– Dưới góc độ chuyên gia chiến lược quốc phòng, ông lo ngại điều gì từ các động thái đó?
– Từ lâu, Trung Quốc đã mưu toan làm chủ Biển Đông. Hành động những ngày qua của Trung Quốc là áp đặt chủ quyền thực tế trên vùng Biển Đông; tăng cường thực lực kiểm soát vùng trời, vùng biển khu vực. Đây cũng được xem là sự chuẩn bị cho những cạnh tranh mới phức tạp, gay gắt, quyết liệt hơn với các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Việc tăng cường quân sự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng là cách Trung Quốc giành lợi thế với cạnh tranh Trung – Mỹ trong vấn đề Biển Đông; tăng sức nặng quốc gia trong cuộc chiến thương mại với Mỹ; từng bước thực hiện mục tiêu lâu dài, đối trọng với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ. Trung Quốc cũng xem đây là cách đáp lại các hành động của một số quốc gia trong vùng.
Những hành động này thể hiện bước tiến mới về chiến thuật “gặm nhấm” của Trung Quốc, tùy tình hình khu vực, thế giới từng thời điểm mà leo thang. Tôi cho rằng Trung Quốc không dừng lại ở những hành động hiện nay, mà còn những hành động tiếp theo trắng trợn, mạnh mẽ hơn.
Không thể mất cảnh giác
– Một số chuyên gia quốc tế bình luận, việc triển khai tên lửa hay oanh tạc cơ chiến lược đến Biển Đông đã làm dấy lên lo ngại về việc Trung Quốc thiết lập ADIZ. Ông nghĩ thế nào về nguy cơ này?
– Các hành động của Trung Quốc phần nào nói lên mưu toan của nước này. Hồi tháng 3/2013, Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ tuyên bố của Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở phần lớn biển Hoa Ðông, bao trùm cả quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.
Mỹ lúc bấy giờ cho máy bay ném bom chiến lược bay qua vùng ADIZ để thử phản ứng. Các nước khu vực về cơ bản đều phản đối và Trung Quốc chưa có biện pháp quản lý hiệu quả ADIZ.
Tôi cho rằng Trung Quốc chưa lập ngay ADIZ ở Biển Đông, nhưng về lâu dài không thể mất cảnh giác. Nếu Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông sẽ có rất nhiều nguy cơ. Họ sẽ buộc các hãng hàng không qua khu vực phải xin phép bay để đảm bảo an ninh. Từ đó, Trung Quốc lấy đây làm cớ trong đàm phán sau này là đã có nước phải xin phép họ, tức là thừa nhận “chủ quyền” của họ. Nói cách khác, bằng việc lập ADIZ, Trung Quốc sẽ áp đặt các nước công nhận chủ quyền của họ ở đây.
Tình hình khu vực sẽ căng thẳng hơn khi trước đây Trung Quốc lập ADIZ ở biển Hoa Đông. Tôi cho rằng sẽ diễn ra các phản ứng ngoại giao, pháp lý rất phức tạp, vì khu vực này là phần không thể tách rời với lợi ích quốc gia của không ít nước trong khu vực cũng như trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc. Các nước từng tuyên bố “tự do, an toàn hàng không, hàng hải” ở khu vực chắc chắn không chịu ngồi yên.
Ngoài ra, nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông chắc chắn sẽ châm ngòi cho xung đột ngoại giao giữa các bên liên quan, làm dấy lên câu hỏi về tính pháp lý của các ADIZ tại những khu vực tranh chấp chồng lấn lên vùng thông báo bay (FIR) của các quốc gia khác. Việc này cũng làm chậm lại, thậm chí làm hỏng tiến trình đàm phán Trung Quốc – ASEAN về Quy tắc ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (COC) mà Trung Quốc đang nuôi tham vọng sớm đạt được theo hướng có lợi cho họ.
– Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói các động thái trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về sự ảnh hưởng của các động thái đó?
– Các động thái đó là hết sức nguy hiểm, không chỉ vi phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam mà còn đe dọa an toàn của tất cả chuyến bay trong khu vực. Ngay cả khi không thiết lập ADIZ, Trung Quốc vẫn sẽ đưa máy bay chiến đấu, các hệ thống liên lạc quân sự, radar cảnh báo sớm tới đây. Những trang thiết bị này tạo điều kiện cho Trung Quốc tăng cường thực hiện quyền làm chủ khu vực.
Bên cạnh việc hoàn tất một loạt cảng biển, nhà kho, nhà ở trên các đảo nhân tạo, những trạm radar cảnh báo sớm cũng như trạm thông tin liên lạc quân sự, bố trí thiết bị phá sóng, Trung Quốc sẽ làm cho tình hình khu vực căng thẳng hơn.
Đường băng ở đá nhân tạo đã cho phép máy bay ném bom của Trung Quốc hạ, cất cánh nên Trung Quốc sẵn sàng sử dụng sân bay ở các đảo nhân tạo vì mục đích quân sự. Đây là điềm báo trước về những gì phức tạp có thể xảy ra ở quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc có thể bố trí hệ thống tên lửa phòng không, vũ khí chống ngầm, thậm chí máy bay tiêm kích tại các đảo, đá nhân tạo; lắp đặt thiết bị trinh sát cảnh báo sớm, bao gồm radar quản lý bay, radar cảnh giới trên không, radar cảnh giới trên biển, hệ thống trinh sát tia hồng ngoại, trinh sát điện tử và nghe lén, sonar dưới đáy biển. Tiếp đến, Trung Quốc lắp đặt hệ thống thông tin, bao gồm trạm thu tín hiệu vệ tinh mặt đất, đài siêu cao tần, thiết bị thông tin vô tuyến cao tần cùng cáp quang dưới đáy biển.
Ngày 20/1/2016, Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi từng tuyên bố với Chỉ huy tác chiến hải quân Mỹ Richardson rằng, Trung Quốc tuyệt đối không theo đuổi quân sự hóa các đảo, đá, nhưng cũng tuyệt đối không thể không bố trí phòng ngự.
Tăng tốc quá trình hiện thực hóa làm chủ, độc chiếm Biển Đông, các hành động vừa qua của Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược rất lớn, cho phép Trung Quốc hiện diện ngay ở trung tâm vùng biển khu vực Đông Nam Á, cắt giảm đáng kể thời gian đi lại giữa quần đảo Trường Sa của Việt Nam và Trung Quốc lục địa.
Tình hình trên làm cho các nước khu vực, các nước có lợi ích liên quan rất quan ngại “Trung Quốc có thể sẽ đủ khả năng kiểm soát Biển Đông và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề tự do đi lại trên biển, trên không và lưu thông thương mại”…
Việt Nam phải chuẩn bị mọi mặt
– Vậy theo Thiếu tướng, cả trước mắt và lâu dài, Việt Nam cần có những hành động và đối sách như thế nào?
– Chúng ta cần tiếp tục kiên quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không có thêm các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải tăng cường hợp tác với các bên, các nước lớn và ASEAN; đẩy mạnh biện pháp ngoại giao tin cậy về chính trị; thúc đẩy đưa vấn đề Biển Đông vào hội nghị, diễn đàn quốc tế và khu vực; đồng thời đàm phán ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Việt Nam cũng phải phối hợp với các nước liên quan tại những cuộc gặp song phương, đa phương quốc tế và khu vực để tiếp tục phê phán hoạt động kiểu như vừa rồi của Trung Quốc.
Một đối sách quan trọng khác là tiếp tục đầu tư cho chương trình Biển Đông – hải đảo; tăng cường khả năng phòng thủ biển đảo; tiếp tục thực hiện dân sự hoá, đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên khu vực quần đảo Trường Sa; nâng cao ý thức cảnh giác, sẵn sàng tham gia nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Việt Nam cũng phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về tác hại của các hành động trên của Trung Quốc; đồng thời tranh thủ các nước ASEAN, các nước lớn, bạn bè truyền thống, tạo ủng hộ với Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ biển, đảo.
Chúng ta phải chuẩn bị mọi mặt cho đất nước, kể cả tình huống xấu nhất; không để bị động; đặc biệt là đầu tư nguồn lực quốc phòng và nhiệm vụ tác chiến bảo vệ Tổ quốc.
Bài viết liên quan
Kiến thức thương hiệu
Hội doanh nhân trẻ thành phố Bắc Ninh tổng kết cuối năm
Tối 13/1, Hội Doanh nhân trẻ thành phố Bắc Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác...
Tin tức
Chào mừng kỷ niệm 76 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám
Chào mừng kỷ niệm 76 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2021) Nhiều bộ...
Cẩm nang thiết kế Tin tức
Checklist 09 đầu việc quan trọng nhất ưu tiên cho việc định vị và phát triển thương hiệu.
Cuối năm là dịp quan trọng để các doanh nghiệp và các thương hiệu nhà quản lí thương...
Kiến thức thương hiệu
Hướng dẫn thiết kế và phân tích bộ logo Visa
Khái quát công ty Visa và thương hiệu thẻ thanh toán VISADANH MỤC NỘI DUNG1 Khái quát công...
Kiến thức thương hiệu
Xây dựng thương hiệu bài học hiểu trước xây sau
Câu chuyện về xây dựng thương hiệu đang là câu chuyện cửa miệng của các doanh nghiệp hiện...
Kiến thức thương hiệu
Câu chuyện danh tiếng thương hiệu, và giá trị của nó
Danh tiếng thương hiệu là gìDANH MỤC NỘI DUNG1 Danh tiếng thương hiệu là gì1.1 Danh tiếng thương...
Cẩm nang thiết kế Tin tức
Công ty thi công, thiết kế biển công ty tại Bắc Ninh
IPTIME tự hào là công ty hàng đầu tại Bắc Ninh chuyên thi công, thiết kế biển công...
Kiến thức thương hiệu
Logo FireFox – Con cáo và Internet
Là quan tâm đến thiết kế đồ họa, tôi rất hài lòng với vận chuyển logo mới gần...
Tin tức
Chiến thuật sở hữu đội ngũ nhân sự “xuất chúng”
4 chiến thuật thay đổi hành vi của nhân viên giúp nhà quản lý cải thiện hành vì...