20 nữ tướng ngành thực phẩm sáng tạo nhất thế giới 2017

20 nữ tướng ngành thực phẩm sáng tạo nhất thế giới 2017

Fortune và tạp chí Food&Wine của Time vừa công bố danh sách 20 phụ nữ có tác động nổi bật trong ngành ẩm thực và thức uống (F&B) của thế giới năm 2017.

Danh sách thường niên này ghi nhận những sáng kiến tạo ra sự thay đổi nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh F&B thế giới của các doanh nhân, nhà hoạt động xã hội và các chuyên gia ý tưởng đã để lại dấu ấn đậm nét trong năm 2017.

1. Katherine Miller – Sáng lập Chef Action Network

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một bếp trưởng đam mê văn hóa kết hợp với một chiến binh hoạt động xã hội, trong giai đoạn tái cấu trúc ngành ẩm thực thế giới? Chúng ta sẽ có Chef Action Network (tạm dịch: Mạng lưới Bếp trưởng hành động), một tổ chức phi lợi nhuận do Miller sáng lập nhằm nâng cao nhận thức của các bếp trưởng về dinh dưỡng cho trẻ em lẫn chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững. Từ đó, các bếp trưởng thành viên mạng lưới sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội bằng sức ảnh hưởng của mình.

Katherine Mille

Năm nay, Miller đã hợp tác cùng James Beard Foundation nhằm tạo nên những thay đổi lớn hơn. Cụ thể, Miller cho biết:

“Với sức ảnh hưởng của James Beard Foudation, một trong những tổ chức uy tín nhất trong lĩnh vực ẩm thực thế giới, chúng tôi đã nhanh chóng phát triển từ một mạng lưới hàng trăm bếp trưởng lên mức hàng ngàn thành viên”.

Các bếp trưởng thành viên mạng lưới không chỉ áp dụng những kiến thức có được từ các cuộc tập huấn vào công việc tại nhà hàng, mà còn tác động vào chính sách địa phương với việc phản đối quyết định cắt giảm Chương trình hỗ trợ chất dinh dưỡng bổ sung, giảm thiểu tình trạng lãng phí thực phẩm trong cộng đồng địa phương và nhiều nỗ lực khác.

2. Christine Moseley – Sáng lập và CEO của Full Harvest

Những loại rau, củ quả hạng hai gần như không có chỗ đứng trên thị trường tiêu dùng đòi hỏi nông sản hoàn hảo của Mỹ. Thực tế này đã buộc nông dân Mỹ hoặc là đầu tư hàng triệu USD cho dây chuyền hoàn thiện chất lượng rau củ, hoặc là đưa một lượng lớn nông sản không bán được ra bãi rác mỗi năm.

Christine Moseley

Nhằm giải quyết tình trạng lãng phí này, Moseley đã phát triển nền tảng Full Harvest vào năm 2016. Full Harvest là một website tạo thị trường cho dòng rau củ hạng hai bằng cách kết nối nhà nông với nhóm khách hàng phù hợp.

Full Harvest một mặt mang đến nhiều lợi nhuận cho nhà nông. Mặt khác, vì nông sản hạng hai có giá bán thấp hơn hạng một nên người mua cũng tiết kiệm được chi phí.

Trong tháng 7/2016, Full Harvest đã giúp bán được gần 500 tấn rau, củ, quả thứ cấp ra thị trường. Moseley kỳ vọng con số này có thể tăng gấp 4 lần vào cuối năm nay.

Với những kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực logistic, Moseley đã phát triển một hệ thống có hiệu suất vượt trội. “Mọi thứ từ khâu đặt hàng đến thanh toán trực tuyến đều được tự động hóa nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian và bao bì”, Moseley cho biết.

3. Martha Hoover – Sáng lập Patachou

Nữ doanh nhân vùng Indianapolis, Martha Hoover, là nhà tiên phong trong lĩnh vực nhà hàng tạo ra tác động xã hội. Năm 1989, sau khi kết thúc sự nghiệp công tố viên tội phạm tình dục, Hoover mở nhà hàng đầu tiên.

Martha Hoover

Đến nay, cô không chỉ mang đến những phúc lợi sức khỏe cho toàn bộ nhân viên của mình mà hàng tuần còn cung cấp 800 bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em nghèo trong khu vực.

Ở lĩnh vực kinh doanh, Hoover nắm rất rõ về thị hiểu ẩm thực của người tiêu dùng. Cô hiện sở hữu một loạt các nhà hàng từ quán bar Champagne mang tên Petite Chou, nhà hàng Pizza truyền thống Napolese, đến quán cafe, nông trại quy mô nhỏ Public Greens. Lợi nhuận có được từ chuỗi nhà hàng này sẽ đầu tư vào các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Cô tiếp tục những tác động của mình bằng việc khai trương Crispy Bird, Bar 114, và một chi nhánh mới của Public Greens trong năm nay.

4. Nicole Bernard Dawes – Sáng lập và CEO của Late July Snacks

Thức ăn nhẹ được 94% người Mỹ tiêu dùng hằng ngày. Và vì đây là thị trường có mức cạnh tranh cao nên sản phẩm phải thực sự nổi bật mới có thể tồn tại được.

Nicole Bernard Dawes

Late July Snacks tham gia vào thị trường thức ăn nhẹ với định vị sản xuất ra những món ăn hữu cơ, bền vững và không sử dụng công nghệ biến đổi gen.

“Mọi người muốn hỗ trợ các doanh nghiệp như chúng tôi, nhưng đó chưa phải là yếu tố quyết định”, Bernard Dawes – Nhà sáng lập Late July cho biết, “Chúng tôi thành công nhờ vị ngon của sản phẩm”.

Doanh số bán hàng năm nay của công ty được kỳ vọng sẽ đạt mức 100 triệu USD. Nếu điều này thành hiện thực thì 2017 sẽ là năm thứ 4 Late July đạt mức tăng trưởng 40%. Ngoài cung ứng thức ăn nhẹ tốt cho sức khỏe, Late July còn đóng góp 10% lợi nhuận vào các hoạt động xã hội liên quan đến mảng trẻ em, giải quyết nạn đói và môi trường.

5. Joy Spence – chuyên gia pha chế tại Appleton Estate

Trở thành chuyên gia pha chế tại Appleton Estate (Jamaica), xưởng sản xuất rượu có 268 năm tuổi là vị trí không dễ đạt được. Và Joy Spence là người phụ nữ duy nhất trên thế giới giữ vị trí này tại một công ty sản xuất rượu mạnh.

“Tôi yêu cảm giác giới thiệu rượu rum đến khách hàng và ngắm nhìn cách họ tận hưởng, bị vị rượu cuốn hút”, Joy Spence chia sẻ. Hiện Appleton đang phục vụ một loại rum mang tên “Joy” do chính cô pha chế từ nhiều loại rượu được chưng cất 25 năm.

Joy Spence

Spence tốt nghiệp ngành hóa học và cô tiếp tục theo đuổi đam mê pha chế của mình bằng vai trò giảng viên tại Đại học West Indies, trường cũ của cô, cũng như những trường dạy pha chế khác trên thế giới.

“Tôi mong muốn các trường đại học cũng như ngành công nghiệp rượu mạnh sẽ khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực nào nhiều hơn. Trong thế giới pha chế, không có rào cản nào về giới tính cả”, Joy Spence chia sẻ.

6. Linda Appel Lipsius – đồng sáng lập và CEO của Teatulia

Ở vai trò đồng sáng lập và CEO, Appel Lipsius đã giúp Teatulia đạt được nhiều dấu ấn nổi bật trên thị trường. Teatulia là công ty đầu tiên xuất khẩu trà của Bangladesh vào thị trường Mỹ và cũng là công ty đầu tiên được công nhận Chứng chỉ USDA về nông nghiệp hữu cơ ở Bangladesh.

Teatulia trồng trà trên những nông trại ở phía bắc Bangladesh, dọc theo biên giới của quốc gia này với Ấn Độ, dưới chân dãy Himalayas. Những đồi trà của Teatulia không chỉ cải tạo lại những thửa đất xấu mà còn hồi phục nền kinh tế của địa phương. Công ty của Appel Lipsius còn lập ra một tổ chức cung cấp các chương trình giáo dục, chăm sóc sức khỏe và lương thực cho khoảng 800 nhân viên toàn thời gian và gần 1.000 nhân viên thời vụ thu hoạch theo mùa. Người dân địa phương cũng nhận được những hỗ trợ từ tổ chức này.

Linda Appel Lipsius

Hiện trà do Teatulia sản xuất được phân phối khắp quốc gia, từ những chuỗi cửa hàng tiện lợi như Stop & Shop, Wegman’s đến những nhà hàng như Jose Andres’ Beefsteak ở Bangladesh. Trà của Teatulia cũng được các sinh viên ưu chuộng sử dụng trong những bữa ăn tại trường.

Những hộp đựng trà cùa Teatulia được tái chế từ những hộp trà cũ. Các thông tin được in bằng một loại mực hòa tan không gây ô nhiễm nguồn nước. Các túi đựng trà được làm từ lớp vỏ lụa của trái bắp và giấy không dùng chất tẩy trắng. Ngoài ra, để giảm lượng rác thải, Teatulia không dùng các loại giấy gói ni-lon, nhãn và dây gắn nhãn vào túi trà.

Lipsius đồng thời giám sát quá trình phát triển sản phẩm ở nước ngoài và đang là người phụ trách chính cho dự án sản xuất bia lạnh mới của công ty.

7. Susan Lyne – Sáng lập BBG Ventures

“Chúng ta đang nhìn thấy một làn sóng các nữ doanh nhân giải quyết các vấn đề về tiêu dùng tại các công ty, thoạt nhìn có vẻ là ổn định nhưng thực chất gặp khó khăn về tài chính. Thế giới của các quỹ đầu tư vẫn còn đơn điệu và có góc nhìn hạn hẹp đáng ngạc nhiên về hình dung của một nhà sáng lập thành công”, Susan Lyne – Sáng lập của BBG Ventures bày tỏ quan điểm.

Susan Lyne

Từ nhận định này, bà đã hợp tác cùng AOL để sáng lập ra một quỹ đầu tư vào các sản phẩm tiêu dùng áp dụng công nghệ. Nguồn quỹ này đầu tư 10 triệu USD vào những công ty có ít nhất một sáng lập viên là phụ nữ. Từ 1.600 công ty dự tuyển, quỹ đã chọn ra 40 doanh nghiệp phù hợp để đầu tư trong giai đoạn đầu.

Những công ty điển hình nhận được nguồn quỹ đầu tư gồm Full Harvest (đã xuất hiện trong danh sách này), Industrial Organic (cung cấp giải pháp cho rác thải hữu cơ) và Spoon University (tạp chí ẩm thực trực tuyến dành cho sinh viên).

Với vòng đầu tư tiếp theo của BBG, Lyne hy vọng có thể tăng gấp đôi số vốn đầu tư. “Họ đều là những phụ nữ tin rằng mình có thể cải tạo môi trường làm việc, gia đình, học đường bằng cách tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. Và chúng tôi tin họ sẽ làm được”, Lyne cho biết.

8. Ntsiki Biyela – Nhà sản xuất rượu và Chủ doanh nghiệp Aslina Wines

Khi Biyela đến Cape Town của Nam Phi, vùng đất của rượu vào năm 1999, cô chưa từng nhìn thấy rượu nho trước đây. Đến nay, cô đã được công nhận là Nữ chuyên gia sản xuất rượu đầu tiên của Nam Phi. Một dấu ấn đặc biệt trong lĩnh vực vốn thuộc về nam giới, tại một quốc gia có hơn 290.000 người dân làm công việc liên quan đến rượu nhưng có dưới 50 thương hiệu rượu do người da đen sở hữu.

Ntsiki Biyela

Biyela lớn lên tại một vùng nông thôn ở tỉnh KwaZulu-Natal. Cuộc đời của cô thay đổi khi giành được một học bổng tham gia chương trình sản xuất rượu tại Đại học Stellenbosch. Đến năm 2003, cô là trợ lý chuyên gia sản xuất rượu tại nhà máy rượu vang Stellekaya. Không lâu sau đó, cô trở thành chuyên gia sản xuất chính cho công ty này. Những loại rượu do cô sản xuất ra bắt đầu đạt những giải thưởng quốc tế. Đến năm 2009, cô được gọi là Nữ chuyên gia sản xuất rượu của năm tại Nam Phi.

Lần hợp tác cùng Helen Keplinger đến từ Napa Valley trong dự án thúc đẩy bình đẳng thương mại cho ngành rượu toàn cầu, do nhà nhập khẩu Mika Bulmash (New York) khởi xướng đã giúp cô gây quỹ cho kế hoạch đầu tư riêng. Năm 2016, Biyela đã rời khỏi Stellekaya để dành toàn thời gian điều hành công ty rượu vang của mình mang tên Aslina. Một phần trong những đóng góp cộng đồng của Biyela là hoạt động cố vấn và giúp đỡ các sinh viên tìm được việc làm trong ngành sản xuất rượu vang.

9. April Bloomfield – Bếp trưởng và doanh nhân

Một thập niên trước, Bloomfield, đạt danh hiệu Bếp trưởng mới suất sắc nhất của Food & Wine. Từ đó, cô và những cộng sự kinh doanh đã mở thêm nhiều nhà hàng mới, mang đến cơ hội phát triển sự nghiệp ra ngoài gian bếp cho nhiều nữ đầu bếp khác. Riêng năm 2016, cô đã khai trương thêm một trang trại ở Cornwall và một cửa hàng bán thịt tại New York.

April Bloomfield

Ở lĩnh vực khách sạn, Bloomfield hợp tác cùng bếp trưởng Tom Adams tạo nên khách sạn nông trại Coombeshead Farm. Tại đây, khách lưu trú có thể tận hưởng khung cảnh nông trại từ phòng ngủ. Bữa sáng hằng ngày của khách đều được chế biến từ những nguyên liệu tươi, gồm cả thịt lấy từ nông trại xung quanh khách sạn. Đây là cách Bloomfield xây dựng lòng tin với khách hàng vào thực phẩm sạch.

Không dừng lại ở đó, Bloomfield còn mở thêm một cửa hàng thịt truyền thống vào tháng 10/2016 tại khu vực Upper West Side. Ở đây, khách hàng có thể mua mọi thứ từ thịt bò, gà lẫn heo do những nông trại trong khu vực cung cấp.

“Điều quan trọng nhất với tôi chính là phải biết được nguồn thịt mình mua được lấy từ nông trại nào và họ nuôi các con vật này ra sao”, Bloomfield nhấn mạnh.

10. Sarah Michelle Gellar và Galit Laibow – Đồng sáng lập Foodstirs

Hai Đồng sáng lập của Foodstirs – Laibow và Gellar đều thích làm bánh cho trẻ em. “Sở thích này đã tạo cảm hứng để chúng tôi sáng tạo ra những gói bột làm bánh pha sẵn của mình”, Laibow cho biết, “Chúng tôi muốn tạo ra một cách làm bánh tiện lợi, chất lượng với mức giá phù hợp cho khách hàng thích làm bánh”.

Sarah Michelle Gellar và Galit Laibow

Những loại bột bánh pha sẵn ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015, được thử nghiệm trong chính căn bếp của cả hai. Ban đầu, Laibow và Gellar chỉ bán hàng trực tuyến, đến nay họ đã có hơn 7.000 cửa hàng riêng cũng như xuất hiện trong các chuỗi phân phối như Whole Foods, Target, Kroger…

“Gần đây, chúng tôi đã dành một tuần ở Peru để tìm nơi sản xuất chocolate tốt nhất. Chúng tôi muốn trực tiếp xem những nhà máy đối tác sản xuất chocolate thế nào và đảm bảo rằng họ đối xử công bằng với người nông dân”, Gellar chia sẻ.

Bên cạnh bán các nguyên liệu làm bánh, Foodstirs cũng thường xuyên chia sẻ những công thức làm bánh hữu ích cũng như những chiến dịch trực tuyến khuyến khích khách hàng thể hiện khả năng sáng tạo trong ẩm thực của họ.

“Một phần quan trọng trong mô hình kinh doanh của chúng tôi chính là tạo được cộng đồng yêu làm bánh. Bán sản phẩm không phải là mục tiêu duy nhất. Mạng xã hội đang là kênh hiệu quả để chúng tôi kết nối với khách hàng và cùng chia sẻ những sáng tạo trong làm bánh của họ”, Gellar cho biết.

11. Daina Trout – Đồng sáng lập của Health-Ade Kombucha

Health-Ade Kombucha là một dòng thức uống dinh dưỡng với các nguyên liệu thuần tự nhiên do Daina Trout nghiên cứu. Sau 5 năm ra mắt, Health-Ade Kombucha từ một sản phẩm thức uống bán cho nông dân địa phương đã trở thành thương hiệu thức uống sở hữu 6.000 cửa hàng trên khắp nước Mỹ.

12. Karissa Kruse – Chủ tịch Sonoma Winegrowers

Với cương vị Chủ tịch Sonoma Winegrowers, Kruse đang hướng ngành công nghiệp rượu vang phát triển bền vững hơn trong tương lai. Sonoma Winegrowers là một mạng lưới những nông dân trồng nho cam kết tuân thủ đúng quy trình trồng trọt nhằm cung ứng các nguyên liệu sản xuất rượu vang chất lượng, đồng thời bảo vệ chất lượng đất trồng trọt và môi trường sống xung quanh nông trại.

13. Liz Muller – Phó chủ tịch cấp cao, mảng thiết kế sáng tạo toàn cầu của Starbucks

Dấu ấn của Muller được công nhận qua nỗ lực đưa văn hóa địa phương vào các quán cà phê của Starbucks trên toàn cầu. Cân bằng giữa tính đa quốc gia của thương hiệu và phong cách đậm nét địa phương của chi nhánh là công việc của Muller.

Để hoàn thành nhiệm vụ này, Muller phối hợp cùng những nghệ nhân địa phương để tạo ra các vật dụng trang trí nội thất, ánh sáng và các tác phẩm nghệ thuật nhằm tạo ra không gian trải nghiệm cà phê đặc biệt cho khách hàng Starbucks.

14. Vivian Howard – Bếp trưởng, phụ trách A Chef’s Life, và tác giả “Deep Run Roots”

Chiến thắng giải thưởng truyền hình Emmy, giải thưởng ẩm thực James Beard, giải Peabody, cộng thêm giải thưởng Quyển sách của năm do Julia Child First Book ghi nhận, đó là một số trong những thành tựu mà Howard đạt được trong sự nghiệp của mình.

15. Isabelle Legeron – Sáng lập Raw Wine

Một trong 343 chuyên gia về rượu trên thế giới, Legeron là phụ nữ Pháp duy nhất đạt được danh hiệu này. Legeron còn là sáng lập của Raw Wine, một hội chợ chuyên về mặt hàng rượu có sức ảnh hưởng đến thị trường hiện nay. Raw Wine ngoài thúc đẩy dòng rượu vang thuần tự nhiên, còn vận động để minh bạch hóa thị trường kinh doanh rượu toàn cầu.

16. Chloe Epstein – Sáng lập Chloe’s Soft Serve and Pops

Epstein chinh phục trái tim của trẻ em và người lớn bằng chuỗi cửa hiệu tại New York bán các thức uống được làm từ trái cây, nước và đường hữu cơ tốt cho sức khỏe. Trong năm 2016, sản phẩm của Epstein đã được bán tại gần 11.000 cửa hàng trên toàn nước Mỹ.

17. Lori Silverbush – Đạo diễn và Nhà hoạt động xã hội

Silverbush và Kristi Jacobson là tác giả của bộ phim tài liệu về tình trạng an ninh lương thực tại Mỹ, mang tên A Place At the Table. Gần đây, Silverbush đã triển khai trang foodisfuel.org nhằm giúp người dân Mỹ hiểu rõ hơn về tình hình an ninh lương thực của quốc gia, tìm cơ hội đóng góp cũng như trao đổi với đại biểu quốc hội Mỹ về các chính sách liên quan đến lương thực và dinh dưỡng.

18. Rosio Sánchez – Bếp trưởng

Sánchez đã đưa ẩm thực Mexico đến Copenhagen bằng nhà hàng Hija de Sanchez từ năm 2015. Trước đó, món ăn Mexico còn là một điều xa lạ với người dân Copenhage. Nhà hàng của Sánchez chỉ dùng các nguyên liệu được nhập khẩu từ Mexico, như gia vị, các loại ớt, ngô và những chiếc bánh taco truyền thống.

19. Veronique Drouhin-Boss – chuyên gia sản xuất rượu tại Domaine Drouhin

Xuất thân từ một gia đình danh tiếng tại Burgundy, Drouhin-Boss được xem là “người bảo tồn phong cách rượu c

Tư vấn thiết kế thương hiệu

Nhận tư vấn 1:1 với chuyên gia thương hiệu của chúng tôi
Hotline: 0912 485 468 info@iptime.com.vn






    Bài viết liên quan

    Tin tức

    Nga cảm ơn sinh viên Việt cứu em nhỏ rơi xuống sông băng

    Chính quyền tỉnh Pskov cảm ơn Hoang Phi Hung, sinh viên y Đại học Pskov, đã cứu hai...

    Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu Tin tức

    Thiết kế catalog | Catalog hay Catalogue?

    Sử dụng từ thiết kế catalogue hay thiết kế catalog theo ngữ nghĩa chung là như nhau, về...

    Kiến thức thương hiệu

    Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bài bản từ gốc

    Xây dựng thương hiệu là một quá trình quan trọng và phức tạp đối với bất kỳ doanh...

    Tin tức

    Tìm hiểu cấu trúc một cuốn profile chuyên lĩnh vực BĐS

    Cấu trúc một cuốn Profile công ty BĐS cần phải có:DANH MỤC NỘI DUNG1 Cấu trúc một cuốn...

    Kiến thức thương hiệu

    Ý nghĩa quốc kỳ quốc huy Việt Nam

    Xin giới thiệu các bạn bài viết sưu tầm và giải thích ý nghĩa qua hình tượng quốc...

    Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu

    Những điều cần biết trước khi thiết kế Brochure cho doanh nghiệp

    Brochure là một trong những ấn phẩm giúp cho việc quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp hiệu quả....

    Kiến thức thương hiệu

    Tìm đơn vị in Lịch Tết tại Bắc Ninh Uy Tín, Chuyên Nghiệp, Giá Rẻ

    Giới thiệu về dịch vụ in lịch tết tại Bắc NinhDANH MỤC NỘI DUNG1 Giới thiệu về dịch...

    Tin tức

    Câu chuyện độc đáo đằng sau những logo động vật

    Các nhãn hàng thể thao đều ưa thích sử dụng logo hình con vật để dễ dàng gửi...

    Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu

    5 kinh nghiệm thiết kế logo hiệu quả mọi Designer nên biết

    Thiết kế logo là công đoạn không thể tách rời của bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp. Trong...

    0839928222
    Liên hệ kinh doanh