Kiến thức thương hiệu
Những nguyên tắc cơ bản nhất khi thiết kế logo 2018
Bạn thiết kế logo như thế nào? Điều gì quan trọng khi thiết kế một logo? Những điều cơ bản cần nhớ trong đầu là gì? Dưới đây là 7 “nguyên tắc” cơ bản nhất hay còn gọi là những nguyên lý khi thiết kế logo. Mỗi nguyên tắc thậm chí có thể viết thành một quyển sách, vì thế tôi chỉ rút gọn lại và điểm qua những mục chính.
- Một logo cần có khả năng giao tiếp;
- Một logo phải mang tính liên quan;
- Một logo cần gây được ấn tượng đáng nhớ;
- Một logo cần trường tồn theo thời gian;
- Một logo không nên có những chi tiết thừa;
- Một logo cần được hoàn thiện kĩ lưỡng;
- Một logo cần có sự linh hoạt.
1. Một logo cần có khả năng giao tiếp
DANH MỤC NỘI DUNG
- 1 1. Một logo cần có khả năng giao tiếp
- 2 Một logo có thể cho bạn biết tên của thương hiệu
- 3 Một logo cần phải thể hiện tên thương hiệu thông qua hình ảnh
- 4 Một logo cần cho chúng ta biết thông tin về thương hiệu
- 5 Một logo thể hiện được tính chất, tâm trạng và cảm xúc
- 6 Một logo có thể kể chuyện hoặc giúp ta biết về nó
- 7 4. Một logo cần trường tồn theo thời gian
- 8 Xu hướng thiết kế
“Thiết kế là một loại hình giao tiếp thông qua bất cứ thứ gì bạn có thể kiểm soát hoặc thuần thục.” – Milton Glaster.
Giống như bất kì thiết kế nào, một logo phải truyền tải thông điệp nào đó. Thông qua giao tiếp, chúng ta đang chia sẻ hoặc truyền đạt ý thức. Và một thông điệp có thể là một câu chuyện, ý tưởng, cảm xúc hay tâm trạng.
Một logo có thể truyền tải thông điệp thông qua ký hiệu tượng trưng để thể hiện giá trị, sản phẩm hoặc dịch vụ chủ đạo của nhãn hàng. Hoặc nó có thể truyền tải thông điệp thông qua thiết kế – đơn giản, sang trọng, công nghệ cao, cổ điển đều có thể được thể hiện một cách dễ dàng thông qua kiểu dáng thiết kế. Hay nó có thể nói về một câu chuyện lớn mà chúng ta chỉ có thể thông suốt sau khi được giải thích, chẳng hạn như logo A-Z của Amazon, logo hình con chim của Twitter.
Dù sao đi nữa thì logo phải truyền đạt một thứ gì đó. Hãy tìm hiểu thêm về những cách một logo có thể giao tiếp:
Một logo có thể cho bạn biết tên của thương hiệu
Logo là chữ viết tắt của logotype, một hình thức giao tiếp thông qua sự sắp đặt và điều chỉnh những kí tự (Logo trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là từ ngữ). Thuật ngữ logo giờ đây đã dần trở thành từ đồng nghĩa với trademark, cho dù nó là một logotype, biểu tượng, monogram hay công cụ đồ họa khác.
Luận điểm này hẳn đã cho chúng ta biết đôi điều về vai trò của một logo trong việc truyền tải thông tin về nhãn hàng. Coca-Cola, IBM, Ford – những logo của họ là biểu tượng cho thương hiệu. Những logo nổi tiếng và độc lập với những logo khác như của Apple, Twitter và Nike đều xuất phát từ yếu tố thương hiệu. Thông qua việc sử dụng thường xuyên và sự nhận thức ngày càng tăng của mọi người mà chúng trở thành tên của nhãn hàng (đây là quá trình được gọi là debranding).
Xem thêm: Tổng hợp mẫu logo xe hơi nổi tiếng
Một logo cần phải thể hiện tên thương hiệu thông qua hình ảnh
Đây là ứng dụng thường thấy nhất của logo. Logo của Apple không mang nghĩa gì ngoài “Apple”. Hình ảnh chúng ta thấy được là một trái táo. Logo của Windows cho ta thấy một cửa sổ. Logo của Taco Bell là một cái chuông. Logo của Nautica là một chiếc thuyền buồm – nghe cũng có lí vì chữ nautic nghĩa là “liên quan đến thủy thủ”.
Xem thêm: Ý nghĩa đằng sau những logo nổi tiếng bạn đã biết?
Một logo cần cho chúng ta biết thông tin về thương hiệu
Những ví dụ điển hình là PetCo, Nvidia, DirectTV, Burger King và Sprite. Mỗi logo đều cho chúng ta biết một chút về thương hiệu đó. PetCo thì khá rõ khi đặt hình một chú mèo và chó bên cạnh cái tên. Nvidia vẽ một con mắt, liên quan trực tiếp đến card đồ họa. Đối với Burger King, tên thương hiệu được kẹp giữa một chiếc hamburger và Sprite thì có một trái chanh.
Những ví dụ logo phía trên rất rõ ràng, nhưng một số logo khác có cách thể hiện thông tin về thương hiệu khá mập mờ.
Một logo thể hiện được tính chất, tâm trạng và cảm xúc
Một số logo ít khi liên quan đến sản phẩm, và trong trường hợp này logo sẽ được thiết kế thể hiện nét đặc trưng của thương hiệu. Ví dụ như logo của LEGO sử dụng phông chữ vui tươi cùng gam màu đỏ và vàng. Điều đó giúp logo truyền tải sự vui tươi, trẻ trung và năng động mặc dù trong tiếng Anh, từ LEGO không mang ý nghĩa như vậy.
Một logo có thể kể chuyện hoặc giúp ta biết về nó
Logo có khả năng thể hiện chức năng này được xem là logo tốt nhất. Chúng thường để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Đằng sau logo Starbucks là một câu chuyện liên quan đến Nhân ngư bằng gỗ theo truyền thuyết Bắc Âu. Câu chuyện về logo của Bluetooth liên quan đến vị vua Đan Mạch. Logo nổi tiếng của Ferrari bắt nguồn từ trận chiến phi cơ nổi tiếng trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Thậm chí 3 dấu chấm trên logo đều mang ảnh hưởng riêng – đó là số nhượng quyền thương mại đầu tiên lúc logo này ra đời. Và bạn có để ý rằng logo của Unilever chứa 23 minh họa khác nhau – mỗi biểu tượng thể hiện một lĩnh vực kinh doanh của nhãn hàng.
Điều tuyệt vời ở những logo này chính là những ai biết về câu chuyện và thể hiện sự thích thú sẽ có xu hướng chia sẻ, qua đó dần trở thành đại sứ thương hiệu. Có rất nhiều bài viết nói về câu chuyện về Siren của logo Starbucks. Mỗi bài viết đầu củng cố cho thương hiệu cũng như logo của họ, đây là thứ mà những công ty nhỏ phải chi tiền để có được.
Có khá nhiều bàn luận trái chiều về logo mới của Pepsi, ý kiến cá nhân tôi cho rằng đa số thích phiên bản cũ hơn. Lý do vì sao? Theo suy luận của tôi thì logo cũ mang một thông điệp gì đó – màu xanh muốn nói rằng nó khác hơn thương hiệu Coke. Và gợn sóng thể hiện rằng chức năng của nó là thức uống. Vòng tròn chính là hình dáng của chiếc nắp và lịch sử về logo đã cho ra đời một logo đơn giản như thế. Logo mới thì không giao tiếp với khách hàng theo cách như vậy. Không ai hiểu rõ về hình dạng của nó. Nó là một nụ cười chăng? Hay một loại gợn sóng mới? Một khoảng cách? Phần thân của chai bia? Tôi tin rằng Pepsi sẽ nhận ra điều này và trở về với logo cũ. (Bạn có thể nhận ra hình ảnh logo cũ thấp thoáng qua chữ “e” trong phiên bản mới).
2. Một logo cần có sự liên quan
“Tôi không xem quảng cáo như một phương tiện giải trí hay nghệ thuật, mà nó chính là phương tiện truyền tải thông tin.” – David Ogilvy.
Quan điểm này là chính xác nếu nguyên tắc thứ nhất được áp dụng. Tuy nhiên, nó thường bị bỏ qua khi những nhà thiết kế mới vào nghề bắt đầu quá trình làm logo với quan điểm “mình phải làm điều gì đó thật ngầu” thay vì “nó phải truyền tải được thông điệp của nhãn hàng”.
Dưới đây là một số logo từ 99Designs:
Những logo trên đầu đều không có liên hệ gì đến thương hiệu của chúng. Bạn có thể đoán được rằng Mane là một tiệm làm tóc thông qua logo kia không? Biện pháp tu từ ẩn dụ đã được áp dụng – Mane nghĩa là bờm của sư tử. Nhưng logo lại được trình bày với phông chữ khá nhàm chán với chữ A và E có tí phá cách. Thế còn logo của “currentt” thì sao? Chúng ta có thể biết được đây là thương hiệu phần mềm hẹn hò hay không? Bilt Nano và AdUp cũng sử dụng những yếu tố thiết kế tương tự và chẳng hề có sự liên quan gì đến bản chất thương hiệu cả.
Vấn đề trong hầu hết những thiết kế làm bằng trang web bất kì như 99Designs.com là quá trình thiết kế – theo đúng chuẩn thì phải 90% nghiên cứu và 10% thiết kế – thì lại chỉ có 5% nghiên cứu (cho dù phần “brief” cũng được đăng trên trang này) và 95% “thiết kế”. Trên thực tế, hầu hết các thiết kế đều chỉ đơn giản là viết tên thương hiệu ra và thêm thắt một tí để tạo ra một chiếc logo.
Và điểm cuối cùng, tôi đã đọc qua một vài bài viết nói rằng quan điểm này chính là “một logo phải thích hợp”. Một phần thì nó cũng đúng, nhưng ta nên nói rằng một logo không nên lạc quẻ. Hình ảnh một con chim không thể nào “phù hợp” với một trang web xã hội, nhưng nó không hề lạc đề tí nào. Dưới đây là một vài ví dụ về logo lạc đề:
3. Một logo cần phải tạo ra dấu ấn đáng nhớ
“Hình ảnh mũi tên là một trong những công cụ đồ họa cơ bản nhất trong thiết kế hình ảnh.” – Lindon Leader, nhà thiết kế Logo của FedEx.
Nó có độc đáo không? Người khác đã thiết kế nó chưa? Nó có gợi ra hình ảnh gì không? Đây là những câu hỏi cần có khi thiết kế bất kì logo nào.
Quá trình tạo ra một logo đáng nhớ cần một chút may mắn, kiên trì và sáng tạo.
Bên cạnh đó, bạn cần phải lưu ý một vài điều cần tránh khi tạo ra một logo. Trước hết, hãy bỏ qua ý tưởng đầu tiên nảy ra trong đầu. Xác suất rằng ý tưởng đầu tiên của bạn cũng là của những nhà thiết kế khác là 9 trên 10. Nếu bạn làm một logo cho công ty cà phê thì chi tiết hạt cà phê không thể nào khiến cho logo trở nên đáng nhớ cả. Nếu bạn làm một logo cho nhãn hàng máy lọc nước, đừng sử dụng hình ảnh giọt nước. Và nếu như logo đó là dành cho công ty thực phẩm hữu cơ, đừng nên sử dụng chiếc lá.
Sự bất ngờ tìm ẩn
Một cách rất hiệu quả trong quá trình thiết kế một logo đáng nhớ là hãy khiến nó ẩn chứa “sự bất ngờ”. Nói cách khác, lúc đầu khách hàng có thể không nhận ra nhưng sau đó lại có được một bất ngờ nho nhỏ. Bất ngờ nhỏ này sẽ là điểm nhấn khiến cho mọi người nhớ về logo của bạn. Có lẽ logo làm được điều này mà mọi người thường hay nghĩ đến chính là logo của FedEx với chiếc mũi tên ngầm. Có một bài phỏng vấn khá thú vị với nhà thiết kế của chiếc logo này mà bạn nên xem qua. Điều quan trọng chính là nó chỉ hiệu quả khi được giấu đi.
4. Một logo cần trường tồn theo thời gian
“Để tạo ra một thiết kế đáng nhớ, bạn cần có một ý tưởng khắc sâu vào tâm trí người khác.” – Thomas Manss.
Một điểm quan trọng khi thiết kế logo là tính trường tồn theo thời gian. Nếu một ý tưởng nào đó không thể tồn tại ít nhất 50 năm thì nó không phải là lựa chọn tốt để thiết kế logo. Những logo tốt đều có nền tảng là những ý tưởng tồn tại lâu dài. Logo của Apple là một quả táo, một sự khởi đầu của nhân loại. Nếu logo này được thiết kế theo hình dạng của chiếc máy tính, có lẽ nó chỉ tồn tại được trong 2 năm. Logo của Twitter là một con chim, của Starbucks là một loài sinh vật biển và Ferrari là một chú ngựa.
Những logo trên đều trường tồn với thời gian. Mặt khác, những logo sử dụng những biểu tượng đương đại sẽ nhanh chóng phai mờ. Dưới đây là một vài ví dụ cho điều đó.
Hình ảnh chìa khóa để tượng trưng cho chiếc xe hơi dần trở nên cũ kĩ – hầu hết những chiếc xe tân tiến đều không cần đến chìa khóa. Bộ đồng phục và chiếc nón của người đốn cây cũng trở nên quá quen thuộc. Phong cách với chiếc mắt kính cũng đã lỗi thời rồi. Và hình ảnh chiếc hành lý chỉ còn thịnh hành trong một vài tháng mà thôi.
Xu hướng thiết kế
Một ví dụ khác về thiết kế không có tính trường tồn là chúng đi theo những xu hướng thiết kế đại trà hiện hành. Một ví dụ tốt là xu hướng thiết kế đa giác, với khởi đầu là một hiệu ứng và giờ đây đã trở thành xu hướng thiết kế logo. Bên cạnh những vấn đề liên quan đến xu hướng thiết kế logo này, nó sẽ khiến cho thiết kế của bạn trở nên lỗi thời trong 1 hoặc 2 năm.
Xem thêm: Mẫu logo thiết kế hình tròn nổi tiếng
Vấn đề thiết kế không tồn tại lâu được ghi lại trong tư liệu cập nhật thiết kế logo. Những thay đổi nhỏ để khiến cho logo mang tính đương đại và liên quan hơn không phải là điều đáng nói. Điểm mấu chốt ở đây chính là tạo ra một logo không bị lẫn vào những xu hướng thiết kế đương đại. Việc đơn giản hóa logo Starbucks là hợp lý và hiệu quả. Thậm chí việc Google làm mới logo của mình cũng hợp lý – họ đã cắt bớt đi những phần góc cạnh quá nhọn và hiệu ứng bóng để đạt được sự hài hòa (hãy xem thêm về nguyên tắc thứ 6 phía dưới để hiểu rõ thêm). Mặt khác, logo của eBay được làm lại hoàn toàn mới so với phiên bản cũ, sử dụng phông chữ hay dùng nhất và màu sắc cũng được điều chỉnh. Theo cá nhân tôi, thậm chí logo của Microsoft cũng có vấn đề tương tự. Việc đơn giản hóa quá mức đã khiến cho logo không còn tính độc đáo và hiện đại nữa.
(còn tiếp)
Bài viết bởi Rikard – người viết blog, nhà thiết kế. Nguồn: https://idesign.vn/graphic-design/7-nguyen-tac-co-ban-nhat-khi-thiet-ke-logo-phan-1-170392.html
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Phong cách doanh nhân
Kinh nghiệm chơi golf – Chia sẻ danh sách sân golf khu vực Miền Bắc
Golf hiện đang trở thành thú vui của rất nhiều người, và nhu cầu chơi golf cũng ngày...
Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu
Làm bảng tên đeo áo, làm bảng tên đeo áo, huy hiệu đeo áo đẹp
Làm bảng tên đeo áo, làm bảng tên đeo áo, huy hiệu đeo áo đẹpDANH MỤC NỘI DUNG1...
Kiến thức thương hiệu
Maritime Bank thay đổi nhận diện thương hiệu mới – MSB
Với mục tiêu xây dựng một ngân hàng thân thiện, hiện đại và thấu hiểu khách hàng đồng...
Kiến thức thương hiệu
Kích thước banner cơ bản và phổ biến nhất hiện nay
Kích thước banner là yếu tố cơ bản đầu tiên cần làm rõ khi tiến hành thiết kế...
Kiến thức thương hiệu
Tham khảo một số mẫu logo nhận diện thương hiệu thời trang đẹp
Mảng thời trang mang lại nhiều cảm hứng cũng như đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo riêng...
Kiến thức thương hiệu Tin tức
Những điều cần lưu ý khi thiết kế Website
Hiện nay, kinh doanh online đang thực sự là 1 xu thế bởi sự bùng nổ và phát...
Tin tức
Những lỗi gặp phải khiến website khách sạn & resort không thể Seo lên top Google
Seo đã trở thành một công cụ, một giải pháp tuyệt vời giúp các khách sạn, resort quảng...
Kiến thức thương hiệu
Những thiết kế logo hình tròn nổi tiếng
35 thiết kế logo hình tròn nổi tiếngDANH MỤC NỘI DUNG1 35 thiết kế logo hình tròn nổi tiếng1.1 1. Hình...
Tin tức
Khoai lang và khoai tây: Loại nào tốt hơn?
Cả khoai lang và khoai tây đều có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Các loại khoai...