Tin tức
ĐỂ DOANH NGHIỆP KHÔNG VÔ HÌNH
ĐỂ DOANH NGHIỆP KHÔNG VÔ HÌNH
DANH MỤC NỘI DUNG
Ngoài chất lượng sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ và vừa nên có chiến lược xây dựng thương hiệu.
Những câu chuyện “vô hình”
Các đây tám năm, Lê Quốc Phong cùng vài người bạn khởi nghiệp từ một cửa hàng thời trang công sở dành cho nam giới với số vốn 20 triệu đồng. Sau năm năm vật lộn trên thương trường, ông Phong và đồng nghiệp cho ra đời thương hiệu thời trang Duy Nguyễn. Hiện Duy Nguyễn cũng đã có 16 cửa hàng trên toàn quốc.
Để xây dựng được một thương hiệu mới trong làng thời trang nam đang có nhiều thương hiệu nổi tiếng, Duy Nguyễn phải nỗ lực sử dụng công cụ tiếp thị qua Internet (Facebook, Google, mạng xã hội), tham gia các tuần lễ thời trang, các hoạt động xã hội, tận dụng yếu tố quảng cáo truyền miệng. Bên cạnh việc hợp tác với các đối tác xây dựng cơ sở dữ liệu để tiếp thị bằng tặng quà, phát phiếu giảm giá…
Dù rất nỗ lực, cho tới nay, Duy Nguyễn cũng chưa phải là một thương hiệu mạnh trong làng thời trang. Con số 16 cửa hàng nêu trên là chưa kể tới ba cửa hàng đã phải đóng cửa vì thu không đủ bù chi. Về khía cạnh thương hiệu, Duy Nguyễn thừa nhận mình là doanh nghiệp nhỏ và dường như vẫn… “vô hình” trên thị trường!
Tương tự, DigiCity cũng là một doanh nghiệp siêu nhỏ, trong lĩnh vực điện máy. Ông Trần Xuân Thắng, Tổng giám đốc DigiCity Việt Nam, cho biết ông đã từng có hơn 10 năm làm ở vị trí quản lý bán hàng cho Samsung Việt Nam nhưng số năm kinh nghiệm này cũng không thấm tháp gì. Khi mới thành lập công ty năm 2004, DigiCity gặp vô vàn khó khăn về vốn, con người, xây dựng hệ thống… Xác định phải cạnh tranh với nhiều “ông lớn” đang thống lĩnh thị trường điện máy, công ty đã chọn tập trung vào kênh bán hàng trực tuyến, vào phân khúc khách hàng trẻ, quảng bá ở các cụm chung cư, giao hàng nhanh và hậu mãi tốt…
Đến nay, tuy hàng hóa của DigiCity đã tới được với khách hàng ở 40 tỉnh thành trên cả nước và mở được 10 điểm bán hàng mặt đất, doanh thu năm 2016 đạt 300 tỉ đồng, nhưng cũng giống như Duy Nguyễn, họ vẫn là doanh nghiệp nhỏ và dường như vẫn “vô hình” trên thị trường.
Tại một hội thảo tổ chức gần đây ở Hà Nội về vấn đề xây dựng thương hiệu, ông Lại Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty Tư vấn thương hiệu Mibrand, cho hay “đơn độc” là cảm giác của hầu hết DNNVV. Họ cảm thấy đơn độc trong mọi vấn đề, từ tiếp cận vốn, đối tác, tuyển dụng, hoàn thiện quy trình sản phẩm, dịch vụ…, cho đến việc tiếp cận khách hàng.
Bên cạnh đó, chưa bao giờ doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những mô hình kinh doanh mới như hiện nay. Sự xuất hiện của công nghệ, các kênh bán hàng mới… giúp nhiều doanh nghiệp mới hình thành nhưng cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải ra đi. Do đó việc hợp tác quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu là một trong những cách cần thiết để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo và dần đưa doanh nghiệp từ “vô hình” trở nên “hữu hình”.
Hành trình xây dựng thương hiệu
Thực tế cho thấy việc xây dựng thương hiệu là vô cùng quan trọng, vì xây dựng thương hiệu cũng chính là xây dựng giá trị tài sản cho doanh nghiệp; đầu tư xây dựng thương hiệu cũng là đầu tư cho một tương lai phát triển bền vững và dài lâu.
Theo ông Hoàng Đạo Hiệp, Giám đốc điều hành Saatchi & Saatchi Vietnam và MSL Vietnam, có ba lý do cho thấy tầm quan trọng của một thương hiệu mạnh: (i) Một khi đã tin vào thương hiệu, người ta sẵn sàng trả thêm tiền cho nó; (ii) Thương hiệu mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững và dài lâu; (iii) Doanh nghiệp có thương hiệu thì làm ăn sẽ tốt hơn.
Vậy đi vào câu hỏi chính: “Làm thế nào để DNNVV xây dựng được thương hiệu?”, ông Hiệp cho rằng DNNVV không bao giờ nên xây dựng những chương trình quy mô hoành tráng, đắt tiền như các thương hiệu lớn, mà nên bắt đầu từ những việc tưởng chừng là nhỏ trong hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và cung cấp những trải nghiệm tốt cho khách hàng. “Ví dụ với khuôn khổ của một doanh nghiệp nhỏ nhất, như một hàng phở chẳng hạn, nếu ngày nào phở cũng ngon, vị cũng chuẩn, mọi thứ sạch sẽ, phục vụ ân cần, ai đến ăn cũng vừa lòng, thì đấy chính là việc xây dựng thương hiệu có ý nghĩa nhất”, ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, xây dựng thương hiệu không phải là đích đến mà là một hành trình. Hành trình ấy cần sự kiên nhẫn, tính kỷ luật và sự đầu tư không chỉ về tiền bạc mà còn cả công sức, niềm đam mê và sự sáng tạo.
Về cơ bản, có ba giai đoạn, bốn bước và ba yếu tố căn bản trong hành trình xây dựng thương hiệu:
Ba giai đoạn bao gồm: đánh giá, kiến tạo và quản lý. Đánh giá để có được cái nhìn rõ ràng doanh nghiệp đang ở đâu trong cuộc cạnh tranh, hiện trạng mạnh yếu thế nào, từ đó nhận ra cơ hội cho thương hiệu trên thương trường. Kiến tạo là để vạch ra đường hướng phát triển chiến lược cho thương hiệu, thiết lập diện mạo, bản sắc, tính cách của thương hiệu và cụ thể hóa nó bằng ngôn ngữ thiết kế, tiếp thị và truyền thông. Quản lý là quản lý hiệu quả văn hóa doanh nghiệp, quản lý việc triển khai thương hiệu trên các môi trường, phương tiện và chất liệu khác nhau, và quản lý công tác bảo vệ thương hiệu trước những tình huống không mong đợi xảy ra. Quá trình sau đó là tiếp tục đánh giá để phân tích tình hình mới, tiếp tục kiến tạo và quản lý hiệu quả hơn. Hành trình của ba giai đoạn này luôn lặp lại như một vòng tròn bất tận.
Bốn bước xây dựng thương hiệu bao gồm:
- Hoạch định, để đưa ra chiến lược và kế hoạch;
- Xây dựng hay hệ thống hóa nhận diện thương hiệu;
- Phổ biến thương hiệu qua các điểm tiếp xúc với người bán, người mua và người sử dụng thương hiệu;
- Truyền thông, quảng cáo để chuyển tải đặc điểm, lợi ích, giá trị, nhân cách, cốt lõi của thương hiệu, nghĩa là kể được câu chuyện thương hiệu một cách đơn giản, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và giàu cảm xúc nhất.
Ba yếu tố cơ bản của xây dựng thương hiệu là
- Tính đặc trưng: vừa đảm bảo sự khác biệt nhưng cùng lúc đó phải thật đúng bản chất của doanh nghiệp;
- Tính nhất quán: diện mạo, câu chuyện và trải nghiệm của thương hiệu với người tiêu dùng càng nhất quán thì càng hiệu quả;
- ính phổ biến: là quy mô phù hợp khi thương hiệu tiếp xúc với người tiêu dùng (ở đâu, trong bao lâu, độ thường xuyên thế nào).
“Doanh nghiệp sẽ cần phải lựa chọn được đối tác tư vấn phù hợp nhất cho mình để cùng sát cánh trên hành trình xây dựng thương hiệu. Câu chuyện hay nhất cho thương hiệu chỉ có thể đến từ niềm đam mê và nhiệt huyết lớn lao đối với sản phẩm, dịch vụ và công cuộc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp”, ông Hiệp nói.
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Tin tức
Xâm phạm Nhãn hiệu, Logo – kiến thức thương hiệu
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn...
Kiến thức thương hiệu
Bí mật đằng sau những bức hình cảnh quay đẹp
Những sáng tạo để có được tấm hình đẹp những góc quay chất lượng không hải ai cũng...
Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu
Thiết kế website chuyên nghiệp tại Bắc Giang
Dịch vụ thiết kế website tại Bắc GiangDANH MỤC NỘI DUNG1 Dịch vụ thiết kế website tại Bắc...
Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu
Mẫu nhận diện thương hiệu công ty các ấn phẩm văn phòng
Thiết kế mẫu nhận diện thương hiệu gói văn phòngDANH MỤC NỘI DUNG1 Thiết kế mẫu nhận diện...
Kiến thức thương hiệu
Nếu không sử dụng màu đến bạn có thể dùng màu này cho thiết kế
CÁC LỰA CHỌN THAY THẾ CHO VIỆC SỬ DỤNG MÀU ĐEN THUẦN KHIẾT (#000000)DANH MỤC NỘI DUNG1 CÁC...
Kiến thức thương hiệu
Những lợi ích không ngờ của việc thiết kế in ấn tờ rơi tờ gấp
Dù hiện tại công nghệ phát triển nhiều hình thức quảng cáo mới tiếp cận khách hàng nhiều...
Kiến thức thương hiệu
Quảng cáo ấn tượng với những tấm biển kiểu này bạn đã thấy chưa?
Để hình ảnh thương hiệu được khách hàng tiếp nhận nhanh chóng và tự nhiên đôi khi sẽ...
Cẩm nang thiết kế
IPTME và Quy trình thiết kế profile chuyên nghiệp
Thiết kế profile là một lĩnh vực sáng tạo đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tính thẩm mỹ...
Tin tức
Bán hàng online có cần thiết kế website bán hàng không?
Bán hàng online đang là xu hướng bán hàng hot hiện nay. Với những người mới tập buôn...