Tin tức
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Lưu ý về màu sắc khi đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không có các quy định cụ thể về phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen – trắng và nhãn hiệu màu, cũng như đăng ký nhãn hiệu đen – trắng hay đăng ký nhãn hiệu màu tuyệt đối quyền cho chủ sở hữu hơn. Tuy nhiên, thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cho phép một nhãn hiệu đăng ký ở dạng đen-trắng có thể được sử dụng ở các dạng màu sắc khác nhau, miễn là vẫn giữ nguyên được các nội dung chữ/hình của nhãn hiệu và không xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đen-trắng hoặc màu của người khác đã được đăng ký.
Do vậy, quan điểm của IPTIME là đối với các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam muốn tiết kiệm chi phí trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc lựa chọn giữa đăng ký nhãn hiệu màu hay đen – trắng thì nên ưu tiên đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen – trắng sẽ là tối ưu hơn.
Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo), nhãn hiệu chữ, câu định vị (slogan) khi đăng ký nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo): có thể đăng ký độc lập bảo hộ với tư cách là một nhãn hiệu hoặc kết hợp với phần chữ của nhãn hiệu, câu định vị khi đăng ký nhãn hiệu;
- Nhãn hiệu chữ: khi đăng ký nhãn hiệu chữ chủ đơn đăng ký có thể lựa chọn hình thức của chữ nhãn hiệu đăng ký theo các dạng sau:
- Dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ nhất:chỉ đơn thuần cấu tạo từ các chữ in hoặc chữ số dạng tiêu chuẩn và chỉ ở dạng màu đen – trắng, đơn giản. Chủ nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn có được quyền sử dụng khá rộng đối với nhãn hiệu đã đăng ký, đó là quyền sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ hoặc màu sắc bất kỳ mà mình muốn miễn là không xâm phạm quyền của một nhãn hiệu khác đang được bảo hộ. Việc sử dụng như vậy sẽ không phương hại đến nội dung được bảo hộ của nhãn hiệu.
- Hạn chế của dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ nhất này cần lưu ý là khi sử dụng tùy ý như vậy, chỉ nội dung của nhãn hiệu là được bảo hộ còn kiểu chữ hay cách trình thức trình bày độc đáo cũng như màu sắc của nhãn hiệu sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ.
- Dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ hai:cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc hình họa hóa hoặc chứa màu sắc. Nhãn hiệu được đăng ký ở dạng này hiển nhiên vẫn được bảo hộ cả về mặt nội dung cốt lõi của nhãn hiệu đó là kết cấu chữ cái, phát âm và ý nghĩa của từ (nếu có) như nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do nhãn hiệu còn được bảo hộ thêm cách trình bày (kiểu chữ hoặc kiểu trình bày đặc biệt) nên hiệu lực bảo hộ của nó được tăng cường mạnh hơn chống lại được các ý đồ của đối thủ cạnh tranh tiếp cận nhãn hiệu không chỉ về nội dung mà còn cả về cách thể hiện của nhãn hiệu.
- Hạn chế của dạng đăng ký nhãn hiệu thứ hai này là khi đăng ký nhãn hiệu chữ cách điệu thì quyền sử dụng nhãn hiệu chữ cách điệu lại bị hạn chế bởi chủ chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký mà không được tùy ý sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ khác hoặc cách thức khác.
Lưu ý về quyền ưu tiên ảnh hưởng đến đơn đăng ký nhãn hiệu
Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu ảnh hưởng đến việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ thể khác. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ. Chính vì lẽ đó mà không ai dám khẳng định nhãn hiệu cứ nộp đơn và đã tra cứu tình trạng đăng ký nhãn hiệu sẽ đảm bảo chắc chắn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
Một số lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu:
- Để đảm bảo có khả năng được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp cần thiết kế nhãn hiệu đảm bảo được tính độc đáo, phản ánh nét riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ của bên mình đồng thời phải có sự khác biệt với nhãn hiệu của đơn vị khác.
- Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình. Trong trường hợp nhãn hiệu chỉ là chữ nên có sự cách điệu để có thể được cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký.
- Một số yếu tố không được cấp văn bằng bảo hộ (tức các dấu hiệu loại trừ không nên sử dụng làm nhãn hiệu) bao gồm:
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng,
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Tàu, tiếng La tinh…)
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ;
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ;
- Cách tốt nhất để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu là tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. IPTIME sẵn sàng tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng trước khi thực hiện các công việc tiếp theo trong quy trình đăng ký nhãn hiệu.
Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu của Công ty IPTIME:
- Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
- Miễn phí tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
- Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ– Chi phí độc lập;
- Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với Công ty IPTIME để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết về khai hồ sơ, cách phân nhóm nhãn hiệu, các thủ tục liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu
Card visit – Một phần làm nên thương hiệu cá nhân cũng như doanh nghiệp của bạn
Card visit (danh thiếp) là một trong những sản phẩm nhận diện thương hiệu không thể thiếu trong kinh doanh....
Kiến thức thương hiệu Tin tức
17 sự thật đáng ngạc nhiên về tỷ phú Bill Gates
Ảnh: Tukara Matthews Danh sách còn dài lắm, và đây là 17 sự thật đáng ngạc nhiên khác...
Kiến thức thương hiệu
Nhận thiết kế lịch tết độc quyền, gia công in ấn trọn gói, chuyên thiết kế ấn phẩm thương hiệu doanh nghiệp
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về dịch vụ thiết kế lịch tết độc quyền,...
Cẩm nang thiết kế
Top những mẫu thiết kế website khách sạn đẹp nhất
Nếu bạn đang có ý định thiết kế website khách sạn mà chưa có ý tưởng. Vậy hãy...
Kiến thức thương hiệu Tin tức
Thiết kế in ấn card visit ở Hà Nội
Công ty IPTIME thiết kế in card visit ở Hà NộiDANH MỤC NỘI DUNG0.1 Công ty IPTIME thiết...
Tin tức
Những động thái mới cho sự ra mắt Vinfast tại Mỹ
BÍ MẬT TVC VINFAST ĐANG GÂY SỐT TRÊN CNN Tuần qua cộng đồng mạng trong nước và quốc...
Tin tức
Vợ, con Vũ “nhôm” không có mặt khi công an khám nhà bị can
Cả khi công an khám xét nhà ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) tại số 82...
Kiến thức thương hiệu
Bế là gì? Bế trong in ấn
Nhằm giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về các kỹ thuật gia công trong in ấn. Hôm...
Tin tức
Doanh nghiệp tiếp tục chủ động trên cả hai “mặt trận”
Khi dịch bệnh Covid-19 quay trở lại và có diễn biến phức tạp hơn, việc thực hiện “mục...