Phong cách doanh nhân
Sân golf được thiết kế thế nào, Cấu tạo của sân golf bạn nên biết khi học đánh golf
SÂN GÔN VÀ CÁC PHẦN CẤU TẠO CỦA NÓ
Một sân Gôn được chia thành nhiều phần với những mức độ khó khác nhau
Những phần cơ bản của một sân Gôn thường gồm những phần sau: Tee-box; Fairway và Green. Tee-box là nơi bạn đánh cú đánh đầu tiên. Mục đích người chơi cần đạt được trong lần đánh này là làm sao đưa bóng tới càng gần với vùng Green càng tốt hay ít nhất là nằm trên vùng Fairway. Từ vị trí Fairway, người chơi đánh bóng hướng tới vùng Green và đẩy bóng vào lỗ. Ngoài những phần cơ như trên thì sân Gôn còn được thiết kế để tạo ra những thử thách và khó khăn hơn cho người chơi. Những phần đó là:
– Hazard
– Rough
– Trees
– Fringe
Đặc điểm chi tiết của từng phần như sau:
+/ Tee-box:
Tee-box hay là Tee là một bề mặt phẳng hình vuông. Cú dánh đầu tiên người chơi đánh là tại điểm này, nó được gọi là Tee Shot, Teeing hay Driver. Teeing được thực hiện bằng cách đặt bóng tại điểm chốt gọi là Tee và sử dụng loại gậy Driver hay bất kỳ loại gậy gỗ dài nào để đánh bóng vào Fairway và càng gần vùng Green càng tốt.
+/ Fairway
Fairway là vùng được kéo dài thẳng từ điểm phát bóng xuống gần với vùng Green. đánh bóng vào phần Fairway là một trong những mục đích chính khi chơi, vì khi bóng ở gần vùng Fairway người chơi sẽ dễ dàng đánh bóng từ vùng Fairway vào vùng Green hơn so với đánh bóng từ các vùng Rough hay Hazards. Những gậy gôn được gọi là gậy Fairway được sử dụng cho những cú đánh dài ra khỏi vùng Fairway. Những gậy này bao gồm gậy số 2 (bây giờ ít sử dụng), số 3, số 4 và số 5.
+/ Green
Đây là vùng bao quanh lỗ Gôn, ở vùng này cỏ phải rất mịn vì nó là nơi bóng lăn vào lỗ. Loại cỏ được sử dụng ở vùng Green có thể là cỏ Bermuda hoặc cỏ Bentgrass (một loại cỏ ống). Cỏ Bentgrass được cắt ngắn hơn cỏ Bermuda, nó giúp cho bóng lăn nhanh hơn. Những vùng Green thường được thiết kế hơi có độ dốc và rất khô ráo chắc chắn. Bóng Gôn lăn nhanh hơn trên những vùng Green khô ráo chắc chắn so với những vùng Green ẩm ướt.
+Hole
Hole (lỗ gôn) là một phần không thể thiếu được trong môn thể thao gôn. Một lỗ gôn thông thường có đường kính là 10.8 cm và có độ sâu thấp nhất là 10cm. Lỗ gôn được bao quanh bởi vùng Green. Vị trí của lỗ Gôn được đánh dấu bởi một cái cờ nhỏ. Cờ màu đỏ nghĩa là lỗ này nằm phía trước của vùng Green, Cờ màu trắng nghĩa là lỗ này ở giữa và xanh có nghĩa là lỗ này ở phía sau. Theo luật chơi, nếu bạn quên nhấc chiếc cờ ra khỏi lỗ trước khi đẩy bóng vào lỗ thì bạn sẽ không được phép dịch chuyển cờ trong khi bóng đang di chuyển
+/ Rough
Là những đường biên xung quanh vùng Fairways. Phần Rough thường thô hơn vì cỏ ở phần này dài hơn và không được mịn so với cỏ ở vùng Fairway hay vùng Green. Đây là khu vực trong sân gôn mà người chơi muốn tránh ra vì nó là chướng ngại vật. Sẽ rất khó khăn để người chơi đưa bóng từ vùng Rough vào lỗ, trong khi nếu đánh từ vùng Fairway sẽ dễ hơn nhiều.
+/ Golf Hazards
Hazards là những phần tạo cho sân gôn trở nên có nhiều thách thức hơn nhờ các chướng ngại vật. Những phần Hazards chính là những vật cản được đặt quanh sân gôn. Những phần Hazard nước có thể là ao, hồ, những rạch nước hay sông. Một Hazard nước được đánh dấu bằng những cọc màu vàng được đặt ở giữa người chơi và vùng Green. Một Hazard ở bên là phần chạy dọc theo chu vi của lỗ gôn và không nằm trực tiếp giữa phần Tee và vùng Green. Những Hazard ở bên được đánh dấu bằng những cột màu đỏ.
Hazard còn bao gồm cả những hố cát. Những hốc cát này thường nằm gần với mục tiêu cần nhắm tới.. Hố cát cũng đòi hỏi người chơi phải sử dụng những cú đánh đặc biệt và gậy gôn sử dụng trong những cú đánh này là Sand Wedge hay Pitching Wedge.
+/ Fringe/ Collar
Fringe/Collar là những phần bao quanh vùng Green, nó cũng là một trong những vùng mà cỏ mọc cao hơn một chút so với những vùng khác và nằm kéo dài theo các bụi rậm hoặc các dày cây
+/ Trees
Cây được trồng quanh sân gôn để tạo cho trò chơi có nhiều độ khó khăn hơn. Ví dụ như khi bóng của người chơi bị nằm giữa rễ cây hay mắc trên các cành cây, đây cũng là một trong những tình huống khó khăn cần giải quyết khi chơi.
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu Tin tức
Thiết kế in ấn Standee chú ý chất liệu in là gì cho đẹp bền
Standee là một hạng mục ấn phẩm marketing quảng cáo hiệu quả tại chỗ tức thì cho các...
Tin tức
‘Sự leo thang của Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh Biển Đông’
Đại tá Vũ Văn Khanh, nguyên Trưởng ban Quốc tế, Viện Chiến lược Quốc phòng (Bộ Quốc phòng)...
Tin tức
Kinh nghiệm lựa chọn đối tác Thiết kế Website uy tín
Thiết kế website là một trong những điều tất yếu của những đơn vị kinh doanh trong thời...
Kiến thức thương hiệu Thông tin nội bộ Tin tức
Ưu đãi thả ga HẾT THÁNG 3 vẫn còn lì xì
Giảm đến 30% khai xuân tài lộc khi PHÁT SINH YÊU CẦU THIẾT KẾ Lì xì to niềm...
Tin tức
Điều ít biết về Telegram – ứng dụng tin nhắn bí ẩn nhất thế giới
Telegram là ứng dụng nhắn tin miễn phí kết hợp được sức mạnh của Whatsapp và độ bảo...
Kiến thức thương hiệu
Chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm mới #1 – Chiến lược thương hiệu Bản sắc sản phẩm
Chiến lược thương hiệu bản sắc sản phẩm, hay còn gọi là Product Branding Strategy, đóng một vai...
Kiến thức thương hiệu
VinFast có thể là một tên thương hiệu đúng, nhưng chưa hay, vì sao vậy?
Sản phẩm tốt cần một cái tên vừa hay vừa đúng! Điều này đã được thể hiện qua...
Kiến thức thương hiệu
Logo Leo Messi sự kết hợp tuyệt vời
Leo Messi là một trong những cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất trên thế giới trong những ngày...
Tin tức
Chúc mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2021)
Nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2021) và 32...