Tin tức
Tự nguyện khai báo y tế có phải quá ngu xuẩn không?
Trong những ngày qua việc bùng phát ca nhiễm Covid-19 giữa không khí tất bật nhộn nhịp vui vẻ của những ngày cuối năm làm chúng ta nhớ lại những ngày này một năm trước. Dịch Covid 19 hoành hành và người ta còn không biết gọi tên nó như thế nào cho đúng tư Corona, Covid, hay Covid-19 để nhấn mạnh và để chúng ta nhớ rằng nó đến vào năm 2019 công việc đó không quan trọng bằng việc một năm qua đã có nhiều xáo trộn sinh hoạt, cũng như ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội kinh tế và cả những mất mát lớn nhất là tính mạng con người lớn hàng triệu ca tử vong trên toàn thế giới. Để thấy rằng việc chung tay từ chính quyền đến từng người dân cần chủ động và ý thức cao.
Dù vẫn có nhiều trường hợp cho khu cách ly không tốt, đến việc trốn tránh khai báo y tế dẫn đến hai lần bùng dịch tại việt nam, Đến nay là đợt dùng dịch thứ 3 không biết khi nào có thể dập tắt nhưng với những thông tin chỉ đạo và cố gắng của nhà nước các cơ quan chính quyền các địa phương hy vọng tết Tân Sửu sẽ được đón tết trong điều kiện dịch đã được khống chế và không có ai tử vong vì dịch bệnh. Và trong những vấn đề này sinh và được bàn luận nhiều đó là việc chủ động khai báo y tế thực sự cần thiết và những vấn đề xung quanh việc này được phân tích chia sẻ từ nhà báo Hoàng Anh Tú trên Vnexpress sau đây sẽ cho các bạn những cái nhìn thấu đáo hơn về những khó khuất cùng những điều ý nghĩa trong việc đẩy lùi dịch bệnh cần có đủ sự đồng lòng từ mọi người dân. Xin được trích dẫn bài viết chi tiết để mọi người cùng suy ngẫm và có những hành động đúng.
‘Tự đi mà cách ly’
Bạn nữ nhận vô vàn lời mắng nhiếc, rằng “ngu xuẩn đi khai báo y tế” viết email cho tôi.
“Em đang không biết mình làm đúng hay sai khi khai báo y tế“, cô viết.
“Hôm qua em vừa biết tin lại thêm một ca Covid đi xe bus 74 ngày 25 đến 29/1. Giật mình vì mình có đi xe 74 ngày 26/1, ngay lập tức em thông báo cho mọi người trong gia đình cùng đồng nghiệp rằng em đã đi xe 74. Em không chắc mình có đi phải xe cùng cậu bị dương tính không, nhưng em vẫn đi khai báo y tế, đồng thời nhắc mọi người tự cách ly phòng tránh. Thế nhưng ai cũng nói em ngu“.
“Sao tự dưng đi khai báo làm gì?”, “thế thì ai còn về quê được?”, “mày muốn cách ly thì tự đi mà cách ly một mình”… cô nhận vô vàn lời mắng nhiếc.
Cô bảo đi đâu cũng đeo khẩu trang, không tạt ngang tạt dọc, chỉ đi làm rồi về nhà. Cô đang lo cho mọi người “nhỡ không may thì…”, nhưng nhiều người lại chỉ trích cô tại sao khai báo.
“Em thấy rất buồn”, email của bạn gái gửi tôi sau khi tôi kêu gọi bạn bè vào trang antoancovid.vn/khaibao để chung tay cùng chính phủ dập dịch.
Có đến 20% các ca F0 đã tỏ thái độ bất hợp tác với cơ quan chức năng trong quá trình truy vết, theo ban chỉ đạo chống dịch. Và email của bạn gái kia đã cho tôi thấy một phần lý do của con số 20%. F0 còn bất hợp tác như thế, liệu những F1, F2 thì sao?
Ngay ngày 28/1/2021, khi thông tin về việc có ca lây nhiễm trong cộng đồng xảy ra ở Quảng Ninh, Hải Dương, hàng đoàn người ở Quảng Ninh đã ra quốc lộ đón xe vội vã bỏ đi. Những hình ảnh ấy lan đi trên mạng xã hội thực sự khiến nhiều người phẫn nộ. Trong các group lớn trên mạng, nhiều thành viên hỏi cách rời Quảng Ninh và tìm xe biển khác, vì biển xe Quảng Ninh không đi ra ngoại tỉnh được. Họ đều là những người “thông minh” hơn cô gái đã trách nhiệm khai báo y tế ở trên.
Tôi đã rất tin rằng quyết tâm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “dập dịch trong 8 ngày” là có cơ sở. Là Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch, ông Đam hẳn hiểu cách và nhìn thấu được quy mô cũng như đường đi nước bước của đợt bùng phát này. Nhưng tôi lại lo ông tính thiếu. Tính thiếu những người “thông minh” và không muốn hợp tác, những người cho rằng khai báo y tế, đi cách ly là “ngu”, tính thiếu những người “khôn” tìm cách trốn cách ly vì sợ mất Tết.
Tâm lý ngu gì mất Tết bất chấp mọi nỗ lực của cả đất nước thực sự đáng buồn. Họ ích kỷ thật. Nhưng từ từ đã, dường như chính chúng ta cũng đang đẩy họ đến bước đường đó thì phải? Bằng những công văn đầy đủ tên tuổi, địa chỉ, email, số điện thoại và lịch trình của họ chi tiết đến mức có thể phá tan hạnh phúc gia đình của ai đó. Bằng cách này hay cách nọ, vẫn có những thông tin cá nhân của bệnh nhân Covid bị đưa lên mạng bởi những người “hiểu chuyện”. Liệu có phải chính chúng ta, dù vô tình “share” thông tin đó, cũng đang khiến họ bị “lôi ra” trước ánh mặt trời để nhận gạch đá?
Ngay bản thân tôi, hôm toà T6 trong khu đô thị tôi sống bị cách ly ba ngày trước, điện thoại cũng muốn cháy máy với những hỏi thăm của bạn bè, gia đình. Đến cậu bạn của tôi ở bên Anh cũng châm chọc: “Chúc mừng F3”.
Bạn tôi từ Anh về Việt Nam hồi tháng 5, cũng từng là nạn nhân của kỳ thị. Sau 14 ngày cách ly, tới tận tháng 7, cậu gọi rủ tôi đi uống bia nhưng rón rén bảo: “Tuỳ mày thôi nhé, nếu sợ lây thì thôi”. Thì ra, thông tin về cô con gái út của cậu bị nhiễm Covid đã lan truyền khắp nơi ở Việt Nam. Cậu đã nhận rất nhiều lời từ chối khéo khi điện thoại cho bạn bè.
Có một tâm lý kỳ thị như vậy đang diễn ra xung quanh chúng ta, khi ai cũng trở thành “F3” dù bạn chẳng liên quan đến bất cứ một F2 nào.
Chưa đầy 10 ngày nữa là Tết Nguyên Đán, mùa đoàn tụ của người Việt. Ai cũng mong được trở về bên gia đình thân yêu. Thật đáng lên án những người trốn khỏi vùng dịch bằng sự “khôn” của mình, những người bất chấp lợi ích cộng đồng vượt biên qua đường tiểu ngạch bất kể việc họ có thể gieo virus cho chính người thân, những người né các quy tắc phòng dịch cộng đồng miễn được việc của mình.
Nhưng với những người nghiêm chỉnh chấp hành khai báo y tế và các quy tắc chống dịch, những người tuân thủ ở yên thì sao? Liệu “tâm lý F3” có khiến Tết này dù ở đâu họ cũng sẽ bị “ghê ghê” chỉ vì họ là người Hải Dương, Quảng Ninh, hay đã khai báo việc mình tình cờ qua nơi F0 đã có mặt. Họ cũng sẽ bị người khác tỏ thái độ không muốn “dây” vào?
Chúng ta đã bước sang năm Covid thứ hai rồi, vậy mà vẫn còn những người khôn mình để cả chợ dại, những thái độ vị kỷ, kỳ thị vô căn cứ.
“Toàn dân đồng lòng chống dịch” – ai trong tất cả chúng ta cũng là dân, không phải như thời làng Vũ Đại thuở Nam Cao mà nghĩ: “chắc nó trừ mình ra”.
Dịch chẳng trừ ai. Và lỗ kiến có thể làm vỡ con đê là vậy.
Hoàng Anh Tú
Xem chi tiết bài viết và những thảo luận chia sẻ của nhiều bạn đọc khác tại đây: https://vnexpress.net/tu-di-ma-cach-ly-4230001.html
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Kiến thức thương hiệu
Hội doanh nhân trẻ thành phố Bắc Ninh tổng kết cuối năm
Tối 13/1, Hội Doanh nhân trẻ thành phố Bắc Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác...
Tin tức
Xây dựng thương hiệu từ sự khác biệt hóa
Xây dựng thương hiệu cũng có ý nghĩa chủ đạo là khác biệt hóa. Nếu không có sự...
Kiến thức thương hiệu
Cách lựa chọn phương tiện truyền thông cho kế hoạch phát triển thương hiệu
Việc lựa chọn phương tiện truyền thông là một việc quan trọng cho kế hoạch phát triển truyền...
Tin tức
Điều quan trọng chất liệu làm bảng biển nên dùng là gì
Nên lựa chọn chất liệu gì để làm bảng hiệu?DANH MỤC NỘI DUNG1 Nên lựa chọn chất liệu...
Tin tức
Bí quyết thiết kế logo cho người mệnh hỏa
Nhắc tời mênh hỏa, mọi người sẽ liên tưởng ngay đến người có nhiệt huyết cháy bỏng, tính...
Kiến thức thương hiệu
Ẩm thực biển tươi ngon và bộ nhận diện xanh rì
Vào năm 1885, Doyles on the Beach khai trương cửa hàng đầu tiên của mình tại vịnh Watsons,...
Tin tức
Hòa phát thay đổi Logo – Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới
Với sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp thì việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu là...
Kiến thức thương hiệu
Thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau như thế nào?
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn mình có được một thương hiệu trên thị trường....
Tin tức
Muốn gần gũi hơn với con dâu, mẹ chồng hãy áp dụng bí quyết này
Kể chuyện về con trai Con dâu chắc chắn rất thích nghe những câu chuyện liên quan đến...