Kiến thức thương hiệu
Thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau như thế nào?
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn mình có được một thương hiệu trên thị trường. Vậy thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau như thế nào?
- – Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
- – Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Sự khác biệt đầu tiên là trên phương diện pháp lý, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Một doanh nghiệp cạnh tranh chỉ có thể “nhái” được nhãn hiệu. Vì chí có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận
Thứ hai: Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ như khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì “sang chảnh”,… Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.
Thứ ba: Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng…
Tóm lại, nói một cách dễ hiểu, nhãn hiệu (phần xác) là một sự thể hiện của thương hiệu (phần hồn). Doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu ( ví dụ như thương hiệu Honda có những nhãn hiệu Dream, Air Blade, Vision…)
Nguồn sưu tầm chia sẻ từ Dân Luật.
Một số thông tin cập nhật
Như bài viết này: Chi tiết thương hiệu, nhãn hiệu từ cụ sở hữ trí tuệ định nghĩa và quy định
Theo mình nghĩ thì thương hiệu chỉ được bảo hộ gián tiếp thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng thương mại, tên thương mại…
Hiện nay có nhiều người hiểu nhầm rằng nhãn hiệu chính là thương hiệu, nhãn hiệu chỉ là 1 phần của thương hiệu mà thôi.
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Kiến thức thương hiệu
Gói dịch vụ SEO website – Đưa thương hiệu website lên top đơn giản hiệu quả
Trong SEO nội bộ, hàng ngày có những việc bắt buộc bạn phải làm, nhưng điều quan trọng...
Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu
Thiết kế logo gaming tại Bắc Ninh
Logo gaming là một yếu tố quan trọng trong thế giới game hiện đại. Nó không chỉ giúp...
Cẩm nang thiết kế Tin tức
Thảm họa thiết kế có tránh cũng không được với những nhà thiết kế như này
Nghề thiết kế ra đời là nhằm mục đích mang lại tính thẩm mỹ và tiện ích cho...
Phong cách doanh nhân
Bán lẻ sản phẩm mùa trung thu, bạn nên quan tâm điều gì?
Mùa trung thu là dịp lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam, và đây cũng là...
Kiến thức thương hiệu
Các thương hiệu mỹ phẩm trong thị trường vàng thau lẫn lộn
Với nhu cầu làm đẹp là nhu cầu muôn thuở của mọi người từ trước đến nay có...
Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu
Một số mẫu card visit, danh thiếp đẹp tham khảo
Tổng hợp một số mẫu card visit mọi ngành nghề được IPTIME sưu tầm chia sẻ với các...
Tin tức
Thiết kế Catalogue và những điều cần biết
Catalogue ngày càng xuất hiện rộng rãi và cho thấy sự cần thiết của nó trong kinh doanh....
Kiến thức thương hiệu
Tham khảo mẫu nhận diện thương hiệu Dabaco Bắc Ninh
Tập đoàn Dabaco là một Tập đoàn hoạt động đa ngành nghề, trong đó, lĩnh vực chính là...
Kiến thức thương hiệu
Logo mới Vatgia.com: Diện mạo mới, hướng đi mới, bền vững và thành công
Vatgia.com bắt đầu từ năm 2007 với mục đích mang đến cho người tiêu dùng sàn cung cấp...