Nội dung bài viết
Trong quá trình xây dựng một logo cả người thiết kế Logo lẫn khách hàng thường gặp các lỗi trong quá trình thiết kế. Hãy tìm hiểu về các lỗi này để tránh đồng thời tạo ra một logo thành công và chuyên nghiệp.
1. Logo được thiết kế Bởi một tay nghiệp dư
Một công ty có chuyên nghiệp hay không được nhận ra ngay khi nhìn vào logo. Những doanh nghiệp mới thường đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của vào tài sản và thiết bị nhưng không chú trọng đầu tư vào thiết kế logo cũng như các thành phần khác của bộ nhận diện thương hiệu.
Xin liệt kê một số lý do phố biển khiến rất nhiều logo không chuyên nghiệp.
* Doanh nghiệp muốn tiết kiệm tiền bằng cách tự thiết kế logo cho mình.
* Bạn bè hay người quen biết chút ít về thiết kế đồ họa nhận thiết kế giúp.
* Chọn không đúng người (Bạn thuê một nhân viên của cửa hàng cắt chữ vi tính gần nhà).
* Tổ chức một cuộc thi thiết kế logo mà những người tham gia hầu hết là những tay nghiệp dư.
* Thuê một công ty trên mạng chào giá rẻ (Tất nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng nhưng đa phần là như vậy, chất lượng thường đi đôi với giá thành).
Tất cả những lý do trên là nguyên nhân của những tai họa. Nếu logo của bạn không chuyên nghiệp nó sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty bạn. Cần phải tìm hiểu kỹ đối tác sẽ thiết kế logo mới cho mình. Một số ý sau sẽ giúp bạn chọn được một designer chuyên nghiệp.
Nếu chọn được một nhà thiết kế tốt, bạn sẽ nhận được:
* Một logo độc đáo, dễ nhớ và dễ nhận biết trong nhiều trường hợp.
* Dễ dàng gia công, thể hiện trên mọi chất liệu trong quá trình phát triển thương hiệu.
* Có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không phải thiết kế lại vì lỗi thời.
2. Quá chú trọng vào xu hướng thiết kế
3. Sử dụng những hình ảnh có sẵn
Lỗi này thường gặp ở những công ty thuê nhà thiết kế non trẻ không tuân theo luật quyền tác giả. Download hình ảnh có sẵn trên mạng không phạm pháp nhưng nếu bạn sử dụng nó trên logo thì bạn sẽ gặp rắc rối. Logo cần phải độc nhất và nguyên bản. Trong hợp đồng thiết kế, nếu nhà thiết kế sử dụng hình ảnh có sẵn thì hợp đồng sẽ bị hủy. Khi bạn sử dụng những hình ảnh này thì việc “đụng hàng” là chuyện hoàn toàn bình thường. Điều này sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn thương hiệu của người dùng, ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng của doanh nghiệp.
4. Mang nặng tính cá nhân
Đừng vì cái tôi quá lớn của mình. Nếu bạn tìm thấy một loại font mới rất đẹp, bạn rất hào hứng đưa nó vào tác phẩm. Hãy kiềm chế. Hãy tự hỏi liệu loại font đó có thực sự phù hợp với khách hàng không? Ví dụ, một loại font trông rất hiện đại mà bạn rất thích nhưng không hề thích hợp cho những loại doanh nghiệp như văn phòng luật.
Có những nhà thiết kế cũng mắc lỗi khi đưa nhãn hiệu của họ vào tác phẩm. Bạn có thể tự hào về công trình của bạn, nhưng đưa cá nhân bạn vào logo là sai lầm. Hãy tập trung thể hiện theo yêu cầu của khách hàng.
5. Quá phức tạp
Những thiết kế quá nhiều chi tiết sẽ không đẹp khi in ở kích thước nhỏ hơn. Bạn sẽ chỉ nhận ra sự phức tạp của dấu vân tay khi bạn nhìn với khoảng cách gần. Khi bạn nhìn xa, mọi chi tiết biến mất. Như một logo với quá nhiều chi tiết cũng vậy. Khi in với cỡ nhỏ, những chi tiết phức tạp trên logo sẽ mất dạng và trong một vài trường hợp, trông giống những vết bẩn, hay tệ hơn, giống lỗi thiết kế. Logo càng nhiều chi tiết, người nhìn càng phải xử lý nhiều thông tin dẫn đến càng khó nhớ.
Một logo cần phải dễ nhớ, và một trong những cách tốt nhất để làm cho chúng dễ nhớ là thiết kế đơn giản. Hãy xem logo của Nike, McDonald’s và Apple. Những logo này có biểu tượng đơn giản và dễ dàng in với mọi kích cỡ mà không phải lo lắng về các chi tiết.
6. Dựa vào màu sắc và hiệu ứng
Đây là lỗi rất thường gặp. Nhiều thiết kế phụ thuộc hoàn toàn vào màu sắc. Lựa chọn màu sắc là công đoạn cuối cùng sau khi đã hoàn thành xong thiết kế về hình khối. Bước đầu tiên bắt đầu với màu đen, trắng, xám là tốt nhất
Doanh nghiệp không thể thay đổi màu sắc logo liên tục vì như thế vô hình chung đã thay đổi logo và đôi khi là thay đổi cả ý nghĩa của logo. Chính vì vậy, người thiết kế phải xem liệu màu sắc mình chọn có làm ảnh hưởng đến nhận diện logo không. Nếu bạn sử dụng màu sắc để làm nổi bật chi tiết nào đó trên thiết kế thì logo của bạn trông sẽ hoàn hoàn khác với cùng một tone màu.
7. Sao chép của người khác
Đây là lỗi lớn nhất trong tất cả các lỗi kể trên. Thật không may nó ngày càng trở nên phổ biến. Như đã nói, mục đích của logo là để đại diện cho doanh nghiệp. Nếu nó trông giống logo của một doanh nghiệp khác, thì nó đã không hoàn thành sứ mệnh của mình. Copy logo của người khác sẽ không có lợi cho cả khách hàng và nhà thiết kế.
đây là một vài lỗi mắc phải khi thiết kế Logo bạn cần biết.
Bài viết liên quan
Cẩm nang thiết kế Tin tức
Lựa chọn đơn vị thiết kế profile uy tín tại Bắc Ninh
Tại Bắc Ninh các công ty doanh nghiệp hiện nay cũng đã ý thức được việc đầu tư...
Kiến thức thương hiệu
Dịch vụ thiết kế in ấn bảng biển, biển tên công ty, biển chỉ dẫn biểu hiệu nhà xưởng văn phòng
IPTIME nhận thiết kế các loại bảng biển chỉ dẫn cho các văn phòng, tòa nhà, các công...
Kiến thức thương hiệu
Lỗi thường gặp khi thiết kế logo
Nội dung bài viết1 Logo có sự đóng góp vô cùng quan trọng đối với thương hiệu của...
Kiến thức thương hiệu
Logo chuyên nghiệp không có giá rẻ
Nội dung bài viết1 Vậy logo thực sự là gì?2 Vậy thì một logo đáng giá bao nhiêu?...
Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu
Mẫu nhận diện thương hiệu công ty các ấn phẩm văn phòng
Nội dung bài viết1 Thiết kế mẫu nhận diện thương hiệu gói văn phòng2 Bộ nhận diện thương...
Tin tức
Tổng hợp chất liệu làm biển quảng cáo ngoài trời phổ biến
Nội dung bài viết1 Các loại chất liệu làm biển quảng cáo ngoài trời cho các bạn lựa...
Kiến thức thương hiệu
Mùa trung thu cùng nhìn lại kế hoạch Marketing của các ông lớn ngành thực phẩm bánh kẹo
Với thị trường thực phẩm bánh kẹo là một thị trường lớn. Điểm mặt các ông lớn trong...
Kiến thức thương hiệu Tin tức
10 thương hiệu nổi tiếng và sản phẩm thất bại thảm hại
Nội dung bài viết1 1. Sốt cà chua Heinz EZ Squirt Ketchup2 9. Google Plus3 8. Nước Rocky...
Kiến thức thương hiệu Tin tức
Đặc trưng thương hiệu ngành giao vận vận tại logistics hiện nay.
Nội dung bài viết1 Đặc trưng của thương hiệu giao vận1.1 Những bước đi và hoạch định trong...