Kiến thức thương hiệu
Sự thất bại của Nokia và bài học để tồn tại
Thương hiệu Nokia nổi tiếng một thời đã phải nhận thất bại. Bài học cho chúng ta cùng ngẫm xem sao.
Trong buổi công bố tin Nokia sẽ chính thức được bán lại cho Microsoft, CEO của Nokia đã chia sẻ trong nghẹn ngào. Dù không làm gì sai nhưng họ đã thất bại.
Sau gần 20 năm với nhiều dòng sản phẩm ra mắt, Nokia đã vươn lên trở thành hãng sản xuất điện thoại di động đứng đầu thế giới. Năm 2000, Nokia xuất sắc được biết đến như công ty đáng giá nhất châu Âu với tổng vốn hóa thị trường lên đến 300 tỷ đồng USD.
Đỉnh điểm của thời kỳ hoàng kim là năm 2008, khi Nokia dẫn đầu thị trường điện thoại toàn cầu, nắm giữ gần 40% thị phần. Với 129.746 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia, hãng cung cấp sản phẩm cho 150 nước và thu về 41 tỷ euro, tương đương khoảng 55 tỷ USD trong năm 2009.
Nokia không làm gì sai cả, tuy nhiên vì xu hướng thế giới không ngừng thay đổi, đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh, họ đành phải “bán mình” để sống. Họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi, thay đổi và hoàn thiện chính mình và vì thế đứng trước bờ vực bị thâu tóm bởi những đối thủ cạnh tranh đáng gờm như Apple và Samsung. Vấn đề sống còn của một thương hiệu lừng danh khắp thế giới ngày nào giờ đây thật quá mong manh.
Câu chuyện về sự ngủ quên trên chiến thắng của Nokia có lẽ đã mang đến cho độc giả nhiều ngẫm nghĩ và các bài học để tồn tại và “sống sót”:
– Nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi ngay. Nếu suy nghĩ, tư duy và cách tiếp cận của bạn không thể bắt kịp thời đại, sẽ chẳng có lí do gì để bạn có thể tiếp tục tồn tại được nữa.
– Hãy biến lợi thế vốn có của mình thành xu hướng và không ngừng phát huy từng ngày. Cũng đừng quên nhìn nhận sai sót và thay đổi. Bởi lẽ nếu bạn không thay đổi, không hòa nhập thì đối thủ sẽ nắm bắt cơ hội để khai tử bạn ngay.
– Tự mình thay đổi và hoàn thiện bản thân cũng giống như việc cho bản thân cơ hội thứ hai vậy. Nếu để người khác buộc bạn phải thay đổi, thay đổi lúc cơ hội gần như trở về con số 0 thì không còn lí do gì để bạn tổn tại trong cuộc chiến này nữa.
– Những ai từ chối cơ hội học hỏi và hoàn thiện chính mình chắc chắn một ngày nào đó không xa, họ sẽ trở nên vô cùng thừa thãi và bị vứt bỏ trên chính những chiến thắng mà họ đã ra sức gầy dựng. Cuối cùng, họ vẫn sẽ rút ra được bài học cho chính mình, nhưng bằng cách vô cùng chua chát và đau đớn vì đã quá muộn để thay đổi mọi thứ.
Tổng hợp từ Infonet / Linkedin
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Tin tức
Tư vấn thương hiệu: Những kênh quảng bá thương hiệu tốt nhất 2023
Trong thời đại số, việc xây dựng và quản lý thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng...
Cẩm nang thiết kế Tin tức
Điểm danh những mẫu lì xì tết Canh Tý năm 2020 đang “làm mưa làm gió”
Cứ dịp tết đến xuân về, thì thị trường lì xì tết lại hot trở lại. Mỗi năm,...
Kiến thức thương hiệu
Logo nhận diện thương hiệu Điện lực Việt Nam
Logo Tập đoàn Điện lực Việt NamDANH MỤC NỘI DUNG1 Logo Tập đoàn Điện lực Việt Nam1.1 Bộ...
Kiến thức thương hiệu Tin tức
Bộ nhận diện gần gũi thiên nhiên của Greybe Fine
Studio Aurora thực hiện bộ nhận diện thương hiệu cho công ty Greybe Fine tại Anh. Một dự...
Kiến thức thương hiệu
In bạt và in decal PP nên dùng loại nào cho trường hợp nào
In bạt quảng cáo và giá in decal PP Hiện nay nhu cầu in ấn ngày càng tăng...
Phong cách doanh nhân
Kinh nghiệm chơi golf – Chia sẻ danh sách sân golf khu vực Miền Bắc
Golf hiện đang trở thành thú vui của rất nhiều người, và nhu cầu chơi golf cũng ngày...
Kiến thức thương hiệu
Tại sao bảo vệ thương hiệu là quan trọng cho doanh nghiệp?
Bảo vệ thương hiệu là một yếu tố để đảm bảo sự thành công của một doanh nghiệp....
Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu
Vai trò quan trọng của bao bì trong kinh doanh?
Thiết kế bao bì nhãn mác sản phẩm là một phần quan trọng trong chiến lược marketing sản phẩm....
Tin tức
Lấy cảm hứng thiết kế logo theo nguồn tổng hợp từ Pinterest