Thương hiệu Nokia nổi tiếng một thời đã phải nhận thất bại. Bài học cho chúng ta cùng ngẫm xem sao.
Trong buổi công bố tin Nokia sẽ chính thức được bán lại cho Microsoft, CEO của Nokia đã chia sẻ trong nghẹn ngào. Dù không làm gì sai nhưng họ đã thất bại.
Sau gần 20 năm với nhiều dòng sản phẩm ra mắt, Nokia đã vươn lên trở thành hãng sản xuất điện thoại di động đứng đầu thế giới. Năm 2000, Nokia xuất sắc được biết đến như công ty đáng giá nhất châu Âu với tổng vốn hóa thị trường lên đến 300 tỷ đồng USD.
Đỉnh điểm của thời kỳ hoàng kim là năm 2008, khi Nokia dẫn đầu thị trường điện thoại toàn cầu, nắm giữ gần 40% thị phần. Với 129.746 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia, hãng cung cấp sản phẩm cho 150 nước và thu về 41 tỷ euro, tương đương khoảng 55 tỷ USD trong năm 2009.
Nokia giờ đây chỉ còn là cái bóng của chính mình
Nokia không làm gì sai cả, tuy nhiên vì xu hướng thế giới không ngừng thay đổi, đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh, họ đành phải “bán mình” để sống. Họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi, thay đổi và hoàn thiện chính mình và vì thế đứng trước bờ vực bị thâu tóm bởi những đối thủ cạnh tranh đáng gờm như Apple và Samsung. Vấn đề sống còn của một thương hiệu lừng danh khắp thế giới ngày nào giờ đây thật quá mong manh.
Câu chuyện về sự ngủ quên trên chiến thắng của Nokia có lẽ đã mang đến cho độc giả nhiều ngẫm nghĩ và các bài học để tồn tại và “sống sót”:
– Nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi ngay. Nếu suy nghĩ, tư duy và cách tiếp cận của bạn không thể bắt kịp thời đại, sẽ chẳng có lí do gì để bạn có thể tiếp tục tồn tại được nữa.
– Hãy biến lợi thế vốn có của mình thành xu hướng và không ngừng phát huy từng ngày. Cũng đừng quên nhìn nhận sai sót và thay đổi. Bởi lẽ nếu bạn không thay đổi, không hòa nhập thì đối thủ sẽ nắm bắt cơ hội để khai tử bạn ngay.
– Tự mình thay đổi và hoàn thiện bản thân cũng giống như việc cho bản thân cơ hội thứ hai vậy. Nếu để người khác buộc bạn phải thay đổi, thay đổi lúc cơ hội gần như trở về con số 0 thì không còn lí do gì để bạn tổn tại trong cuộc chiến này nữa.
– Những ai từ chối cơ hội học hỏi và hoàn thiện chính mình chắc chắn một ngày nào đó không xa, họ sẽ trở nên vô cùng thừa thãi và bị vứt bỏ trên chính những chiến thắng mà họ đã ra sức gầy dựng. Cuối cùng, họ vẫn sẽ rút ra được bài học cho chính mình, nhưng bằng cách vô cùng chua chát và đau đớn vì đã quá muộn để thay đổi mọi thứ.
Tổng hợp từ Infonet / Linkedin
Bài viết liên quan
Kiến thức thương hiệu
Lợi ích của website đối với doanh nghiệp
Nội dung bài viết1 Lợi ích của website đối với doanh nghiệp1.0.0.1 Cơ hội quảng bá không giới...
Cẩm nang thiết kế
5 tiêu chí đánh giá thiết kế website chuyên nghiệp
Nội dung bài viết1 1. Thiết kế website có bố cục, nội dung hợp lý2 2. Tính khả...
Kiến thức thương hiệu
In bao bì túi giấy tại Bắc Ninh chất lượng, in bao bì túi giấy chất lượng
Nội dung bài viết1 Dịch vụ làm túi giấy, in túi giấy tại Bắc Ninh của chúng tôi…1.1...
Kiến thức thương hiệu
NGÀY 8/3 MỘT BÀI VIẾT DÀNH RIÊNG CHO PHÁI NỮ
Một câu chuyện ý nghĩa vào ngày 8-3 ! Có một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp Đại...
Kiến thức thương hiệu
Tổng hợp logo các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng thuộc về 7 cái tên
Hóa ra 182 thương hiệu làm đẹp trên thế giới, đều thuộc vào sự kiểm soát của 7...
Tin tức
Startup triệu đô từ ý tưởng kinh doanh đơn giản
Kẽ hở giữa ghế ngồi ôtô và cần điều khiển, thành xe là nơi mọi người thường làm...
Tin tức
Five Rules For any Good Matrimony
While the first few months and years of a marriage might seem like a dream come true, married...
Kiến thức thương hiệu Tin tức
Vụ Scandal Aroma Mũi Né lừa đảo khách hàng: Thương hiệu xây dựng bao nhiêu năm bị hủy trong vài phút
Chuyên gia lên tiếng về 3 sai lầm “chết người” của Aroma Resort, muốn “dập lửa” phải sa...
Kiến thức thương hiệu Tin tức
Top 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2019
Nội dung bài viết1 1.Amazon2 2.Apple3 3.Google4 4.Microsoft5 5.Samsung6 6.AT&T7 7.Facebook8 8.ICBC – Ngân hàng công thương Trung...