Xây dựng thương hiệu tạo dấu ấn thương hiệu trong mắt khách hàng

“Việc xây dựng thương hiệu không đơn giản là tìm thiết kế tạo cho mình một logo rồi chèn vứt vào đâu đó hoặc sử dụng nó cho một số. Hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng rất quan trọng.

1. Thương hiệu:

“Thương hiệu” – cụm này chắc hẳn không còn quá xa lạ với bất kì ai, nó hiện hữu trong mọi ngóc ngách của cuộc sống, đặc biệt là trong thương trường. Hiểu một cách đơn giản: thương hiệu bao gồm tên gọi, thiết kế, biểu tượng, hay thậm chí một tính năng khác biệt của sản phẩm so với đối thủ thông qua con mắt của khách hàng. Thương hiệu thường dùng trong cả kinh doanh, tiếp thị và quảng cáo. Nó giống như một sản phẩm vô hình, tồn tại trong tâm trí khách hàng. Đối với bản thân tôi, việc lựa chọn sản phẩm theo thương hiệu ảnh hưởng đến 70% quyết định mua hàng. Đây là một khía cạnh gần như là quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào, lớn, nhỏ, bán lẻ, thậm chí cả B2B( business to business).

Tìm hiểu kĩ khái niệm cũng như các phương pháp xây dựng thương hiệu sẽ giúp ích rất lớn cho doanh nghiệp nhỏ của bạn trên con đường từng bước vươn mình trở thành những gã khổng lồ ở cái nơi thương trường khốc liệt hơn cả chiến trường như ngày nay.

Một chiến lược đúng đắn và hiệu quả sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cực lớn cho doanh nghiệp. Thương hiệu cũng giống như lời hẹn ước của doanh nghiệp đối với khách hàng của họ, nó vừa đảm bảo điều người dùng sẽ được nhận khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ, vừa giúp tạo ấn tượng trong tâm trí họ, giúp phân biệt bạn với đối thủ. Thương hiệu sẽ là đáp án cho câu hỏi: bạn khởi đầu từ đâu, bạn là ai, bạn muốn trở thành như thế nào?

2. Chức năng của thương hiệu:

Thông qua thương hiệu, người tiêu dùng có thể phân biệt hoặc lựa chọn doanh nghiệp của bạn thay vì đối thủ. Đây là chức năng quan trọng nhất bao gồm nhận dạng các dấu hiệu và bảo hộ. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu mạnh, phổ biến hơn sẽ giúp cung cấp thông tin, cũng như các chỉ dẫn chính xác về công ty của bạn. Yếu tố tin cậy, tin tưởng cũng là một trong những chức năng quan trọng của thương hiệu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng. Nói đến thương hiệu, chúng ta không thể nào bỏ qua chức năng kinh tế của nó. Như tôi đã đề cập ở trên, Brand cũng giống như một sản phẩm vô hình nhưng vô cùng có giá trị, nó là hiện tại và cũng là tương lai. Giá trị của nó rất khó định đoạt nhưng chính nhờ một thương hiệu mạnh sẽ đem lại lợi ích về kinh tế, hàng hóa, dịch vụ sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí là với giá cao hơn.

Thương hiệu không tự nhiên mà có, cũng không phải thứ ai muốn cũng có được. Nó được tạo ra từ nhiều khoản đầu tư và chi phí khác nhau, tất cả chúng cấu thành giá trị của thương hiệu.

3. Lựa chọn mô hình xây dụng thương hiệu:

Dẫu bạn không phải là một chuyên gia trong ngành bạn đang làm hoặc bạn chưa thực sự có kinh nghiệm, đừng lo lắng, tất cả mọi thành công của những thương hiệu khổng lồ đều bắt đầu từ con số 0. Điều đầu tiên, bạn phải thực sự hiểu rõ cái mình đang làm và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai công ty. Bất cứ người nào được sinh ra trên thế giới này đều không có phận sự phải làm vừa lòng tất cả, doanh nghiệp của bạn cũng vậy, bạn chỉ có thể lựa chọn giá cao, chất lượng cao hay giá rẻ và giá trị sản phẩm thấp hơn. Chính vì không thể cùng lúc giải quyết vấn đề này song song, hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình trước, tìm đúng người muốn dùng và cần đúng sản phẩm của bạn.

Lựa chọn mô hình xây dựng thương hiệu đúng và phù hợp cũng quan trọng không kém:

– Mô hình thương hiệu gia đình: Đây là mô hình được áp dụng lâu nhất trong quản trị. Nói một cách đơn giản đó là tất cả những sản phẩm, dịch vụ đều chỉ mang tên của một thương hiệu. Rất nhiều tập đoàn, công ty áp dụng mô hình này như FPT, Vinaconex, Bitis,… Ưu điểm của loại hình xây dựng này đó là dễ dàng trong quản trị bởi chỉ có đúng một thương hiệu, chi phí quảng cáo thương hiệu ở mức tương đối thấp, khả năng tập trung cho thương hiệu khá cao. Và khi bất cứ một sản phẩm mới nào ra mắt thị trường, nó cũng dễ dàng gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng hơn bởi mức độ thân quen từ trước. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này chính là rủi ro của nó. Chỉ cần một sản phẩm dính “ phốt” hay bị ảnh hưởng, thì toàn bộ sản phẩm khác thậm chí cả thương hiệu, công ty của bạn cũng điêu đứng. Nó cũng không thực sự thích hợp với công ty hoạt động đa ngành, đa nghề.

– Mô hình thương hiệu cá biệt: Mặc dù với lợi thế khủng của mô hình thương hiệu gia đình, nó vẫn không thể nào đáp ứng được hết tính đa dạng của thương trường. Nhằm hạn chế rủi ro, mô hình thương hiệu cá biệt đã ra đời, tuy nhiên, nó gần như thực sự phù hợp với những doanh nghiệp tầm trung và có các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Nhược điểm nhất của nó chắc chắn là chi phí đầu tư cho từng thương hiệu cao và việc các nhãn mới ra sau cũng gần như không nhận được uy tín của các thương hiệu trước đó cũng như của doanh nghiệp.

– Mô hình đa thương hiệu: đây là mô hình kết hợp của cả kiểu gia đình và cá biệt

Sau những phân tích như trên, bản thân tôi cảm thấy loại hình gia đình là phù hợp nhất với những doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực có hạn. Không hề có một mô hình nào được sinh ra để dành riêng cho doanh nghiệp, tùy vào điều kiện, quy mô,và tình huống cụ thể để áp dụng. Trước khi áp dụng bất cứ cái gì cũng cần phải tính đến khả năng, hiệu quả về lâu dài của nó.

4. Các chiến lược xây dựng thương hiệu cơ bản:

– Định nghĩa thương hiệu: Cũng giống như một chàng trai muốn tìm cô nàng của đời mình, bạn muốn biết khách hàng của mình muốn gì thì hãy tự hiểu về doanh nghiệp của mình đã. Điều này sẽ tốn một chút thời gian và tương đối khó khăn, nhưng sau khi trả lời được những câu hỏi dưới đây, bạn sẽ biết mình sẽ phải làm gì tiếp theo:

  • – Sứ mệnh của doanh nghiệp của bạn là gì?
  • – Tính năng đặc biệt của sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp là gì?
  • – Khách hàng tiềm năng có biết về doanh nghiệp của bạn?

Hãy nghiên cứu nhu cầu, thói quen và mong muốn của khách hàng hiện tại cũng như tương lai.Bạn đừng dựa vào những gì họ nghĩ, hãy hướng họ theo cách bạn làm.

Một chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ vô cùng phức tạp và mất rất nhiều thời gian, đừng quá vội vàng mà phạm những lỗi lầm lớn nhất trong xây dựng thương hiệu.

5. Thực hiện:

– Tăng nhận diện bằng biểu tượng: Đặt biểu tượng đặc trưng của công ty ở mọi nơi kèm theo slogan, khẩu hiệu của bạn nhằm truyền đạt đến đúng khách hàng những thông điệp của doanh nghiệp.Một lưu ý cực nhỏ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng: Tất cả nhân viên của công ty cần phải nắm rõ toàn bộ thuộc tính của doanh nghiệp, công ty bạn.

– Tích hợp thương hiệu: Thương hiệu hiện hoạt trong toàn bộ mọi ngóc ngách của doanh nghiệp. Từ những điều bé nhất như cung cách phục vụ, trả lời điện thoại, e-mail, thậm chí cả chữ kí. Hãy biến tất cả thành một chuẩn mực chung cho mọi nhân viên của bạn.

– Phát triển khẩu hiệu: Như việc tóm tắt thông điệp lại vào một câu slogan ngắn gọn, biến chúng thành bản tuyên bố đáng nhớ, ý nghĩa, súc tích và dễ nhớ để có thể in sâu vào tâm thức khách hàng.

– Nhất quán màu sắc cho thương hiệu: giống như việc các sản phẩm của Coca Cola luôn đưa màu trắng, đỏ vào các sản phẩm của mình vậy.

– Trung thực với khách hàng: Luôn giới thiệu theo cách trung thực nhất và đảm bảo cam kết của bạn với người tiêu dùng luôn thực hiện và áp dụng được.

 Nhất quán: Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình rất dài, các nhà tiếp thị, marketing cần tạo mối liên kết khi xây dựng bất cứ một chiến dịch nào cho doanh nghiệp của mình. Nếu không làm được điều này, những nỗ lực trong thiết lập thương hiệu mạnh là điều không thể.

Tư vấn thiết kế thương hiệu

Nhận tư vấn 1:1 với chuyên gia thương hiệu của chúng tôi
Hotline: 0912 485 468 info@iptime.com.vn






    Bài viết liên quan

    Tin tức

    Những sai lầm mà doanh nghiệp cần tránh khi thiết kế Website chuyên nghiệp

    Sau khi sử dụng dịch vụ Website giá rẻ một thời gian, đa số các đơn vị doanh...

    Cẩm nang thiết kế Tin tức

    Báo giá thiết kế logo: Tối ưu chi phí, giá hợp lý

    Các doanh nghiệp hiện nay ngày càng có xu hướng sở hữu cho mình thiết kế logo chất...

    Tin tức

    Thiết kế logo cho người mệnh kim như thế nào?

    Thiết kế logo cho người mệnh kim như thế nào? Là câu hỏi được các chủ doanh nghiệp...

    Kiến thức thương hiệu

    Tạo văn bản ngẫu nhiên hoặc văn bản Lorem Ipsum trong MS Word

    Bạn cần thêm một số văn bản ngẫu nhiên hoặc vô nghĩa vào Microsoft Word để kiểm tra...

    Kiến thức thương hiệu

    Profile chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng tầm thương hiệu

    Profile là một ấn phẩm quan trọng của doanh nghiệp, giúp giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp,...

    Tin tức

    Chưa có tung tích của ông Vũ “nhôm”

    Sau khi có lệnh truy nã của Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đối với...

    Phong cách doanh nhân

    Bán lẻ sản phẩm mùa trung thu, bạn nên quan tâm điều gì?

    Mùa trung thu là dịp lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam, và đây cũng là...

    Tin tức

    Đại tướng Ngô Xuân Lịch sẽ dự Đối thoại Shangri-La 17

    Theo Thông tấn Quân sự, từ ngày 31/5 đến 3/6, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc...

    Kiến thức thương hiệu

    5 lợi ích của việc có một logo chuyên nghiệp

    Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ấn tượng ở những giây đầu tiên rất quan trọng trong giao...