Kiến thức thương hiệu
7 cách tạo điểm nhấn cho tên thương hiệu không thể bỏ qua
Một chuyên gia thương hiệu đã nói 50% thành công đến từ cái tên thương hiệu. Nên đặt được tên hay là doanh nghiệp đã bước một chân đến thành công.
Tuy nhiên, việc tạo ra một tên thương hiệu độc đáo và ấn tượng không phải là dễ dàng. Dưới đây là một số tiêu chí để đánh giá tên có hay không:
- Tên phải độc đáo, dễ đọc, dễ nhớ.
- Tên không được tương tự với thương hiệu khác, có ý nghĩa hay và liên quan đến thương hiệu khác.
- Tên phải có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Tên có thể dễ dàng ứng dụng thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu và sử dụng trên các kênh truyền thông khác.
Vậy làm cách nào để tạo điểm nhấn cho tên thương hiệu của bạn để nó trở nên khó quên và thu hút được sự chú ý của khách hàng? Dưới đây là 7 gợi ý tạo điểm nhấn cho tên thương hiệu của bạn không thể bỏ qua.
Đặt tên theo dạng mô tả
DANH MỤC NỘI DUNG
Tên sẽ thể hiện được ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- Ưu điểm của dạng này là thấy tên là biết được thương hiệu về lĩnh vực gì, tính thực tế và miêu tả rõ ràng về doanh nghiệp luôn
- Nhược điểm của dạng này là:
- Nếu không phải lĩnh vực mới thì tên thương hiệu còn rất ít đất diễn, khó cho việc đặt tên sáng tạo
- Tên thương hiệu tập trung vào 1 lĩnh vực nên nếu muốn mở rộng lĩnh vực thì tên thương hiệu lại thành cản trợ cho việc mở rộng này.
- Tên sẽ tạo thành từ các cụm từ chung của ngành nên sẽ gây khó khăn cho việc đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Đặt tên theo dạng tên riêng
Tên sẽ thể hiện được theo tên riêng, tên của người sáng lập. Thương hiệu sẽ hiện ý chí cũng như mong muốn của người sáng lập
- Ưu điểm:
- Gắn liền với thương hiệu cá nhân, nên nếu cá nhân có thương hiệu tốt thì doanh nghiệp sẽ phát triển rất nhanh
- Vì là tên riêng nên dễ dàng đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Nhược điểm
- Công ty gắn liền với cá nhân, sống chết của thương hiệu sẽ là do cá nhân
- Khó mua bán cho bên khác được
Đặt tên theo địa lý
Tên thương hiệu địa lý là những tên thấm nhuần yếu tố văn hóa và lịch sử với một địa điểm cụ thể.
- Ưu điểm: Xác định rõ đối tượng, khách hàng và thị trường tại khu vực nhất định.
- Nhược điểm:
- Khó khăn khi mở rộng thị trường, hoặc khi làm lại thương hiệu.
- Khó khăn khi đăng ký bảo hộ thương hiệu
Đặt tên theo các từ viết tắt
Đây là cách thức đặt tên cơ bản nhất, cổ nhất, thường được sử dụng bởi một số thương hiệu nổi tiếng, sử dụng tên viết tắt có thể kể đến như IBM, UPS, KFC,…
- Ưu điểm:
- Một số yếu tố không tốt có thể dùng từ viết tắt đề giấu đi
- Ngắn gọn, dễ nhìn
- Nhược điểm
- Tên khó gợi nhớ nên khách hàng khó ghi nhớ
- Khó đăng ký bảo hộ thương hiệu
Đặt tên gợi nhớ
Tên mang yếu tố khơi gợi sử dụng gợi ý hoặc mang tính chất ẩn dụ cho những trải nghiệm hoặc định vị của thương hiệu. Một số thương hiệu như Nike, Amazon,…
- Ưu điểm:
- Là một cách đặt tên hay, sáng tạo dễ tạo sự khác biệt
- Dễ dàng thể hiện ý nghĩa của thương hiệu, thay vì chỉ cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể
- Nhược điểm:
- Yêu cầu cao về sự liên kết trong sự phát triển thương hiệu
Tên theo từ vựng
Là các tên thương hiệu dựa vào yếu tố chơi chữ để có khả năng ghi nhớ tốt. Có thể áp dụng lối chơi chữ, từ ghép, từ tượng thanh, từ tượng hình, lỗi chính tả, …. Mục tiêu để gây ấn tượng với khách hàng.
- Ưu điểm:
- Là một cách hay để đặt tên, tên ấn tượng, dễ tạo sự khác biệt
- Nhược điểm:
- Cần sự tinh tế và sáng tạo, tránh gây khó chịu khách hàng
Tên tự sáng tạo ra
Doanh nghiệp có thể tự sáng tạo ra tên thương hiệu mà mình muốn. Có thể dựa trên các ngôn ngữ khác, sau đó điều chỉnh cho phù hợp với tính cách thương hiệu.
- Ưu điểm:
- Tên sẽ đặc biệt, không trùng lặp, dễ tạo sự khác biệt
- Dễ dàng đăng ký bảo hộ thương hiệu.
- Nhược điểm:
- Yêu cầu cao về sự đặc biệt
- Nó không mang ý nghĩa gì nên cần một lộ trình xây dựng thương hiệu bài bản, thời gian và chi phí cũng sẽ lớn hơn
Trên đây là 7 cách tạo điểm nhấn cho tên thương hiệu của bạn không thể bỏ qua. Tuy nhiên, việc tạo ra một tên thương hiệu độc đáo và ấn tượng không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các chiến lược tiếp thị mà còn phải đòi hỏi sự tư duy sáng tạo và nỗ lực không ngừng của các nhà quản lý thương hiệu. Một tên thương hiệu tốt là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và tạo ra sự khác biệt cạnh tranh trong thị trường. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian và công sức để tạo ra một tên thương hiệu độc đáo và ấn tượng mà khách hàng sẽ không thể quên.
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Cẩm nang thiết kế
Màu sắc trong thiết kế logo hợp phong thủy
Ở Phương Đông, Phong thủy được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống. Từ lĩnh vực kinh doanh...
Tin tức
Tạm dừng tất cả các giao dịch tài sản của Vũ “nhôm”
UBND TP Đà Nẵng giao Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn...
Tin tức
Chiến thuật sở hữu đội ngũ nhân sự “xuất chúng”
4 chiến thuật thay đổi hành vi của nhân viên giúp nhà quản lý cải thiện hành vì...
Thông tin nội bộ Tin tức
IPTIME Branding ra mắt kênh thông tin Zalo Official Account
Quý khách hàng thân mến, Công ty Cổ phần IPTIME Việt Nam vừa cho ra mắt kênh thông...
Kiến thức thương hiệu
Valentine Day – Yêu thương ngập tràn vô vàn ưu đãi thiết kế nhận diện thương hiệu
Nhân dịp ngày Valentine chúng tôi xin được gửi lời chúc tới tất cả mọi người nhiều niềm...
Kiến thức thương hiệu
Hệ thống CIP là gì? Dịch vụ thiết kế CIP chuyên nghiệp
Hệ thống chương trình nhận diện thương hiệu (CIP) là thuật ngữ không hề xa lạ với lĩnh...
Cẩm nang thiết kế Tin tức
Toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam sau 2 tháng đầu năm dịch Covid-19
Chỉ trong tháng 2, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm 37%, doanh thu du lịch...
Phong cách doanh nhân
Luật “Nước đọng” trong golf cần chú ý khi gặp tránh bị phạt
Khi trời mưa, nước đọng hay “nước tạm thời” sẽ là một yếu tố khó tránh khỏi trên...
Tin tức
Covid-19 càn quét tại Việt Nam: Mỗi tháng gần 12.000 doanh nghiệp “ra đi”
Covid-19 đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Theo báo...