Sân golf được thiết kế thế nào, Cấu tạo của sân golf bạn nên biết khi học đánh golf

SÂN GÔN VÀ CÁC PHẦN CẤU TẠO CỦA NÓ

Một sân Gôn được chia thành nhiều phần với những mức độ khó khác nhau

Những phần cơ bản của một sân Gôn thường gồm những phần sau: Tee-box; Fairway và Green. Tee-box là nơi bạn đánh cú đánh đầu tiên. Mục đích người chơi cần đạt được trong lần đánh này là làm sao đưa bóng tới càng gần với vùng Green càng tốt hay ít nhất là nằm trên vùng Fairway. Từ vị trí Fairway, người chơi đánh bóng hướng tới vùng Green và đẩy bóng vào lỗ. Ngoài những phần cơ như trên thì sân Gôn còn được thiết kế để tạo ra những thử thách và khó khăn hơn cho người chơi. Những phần đó là:

– Hazard

– Rough

– Trees

– Fringe

Đặc điểm chi tiết của từng phần như sau:

+/ Tee-box:

Tee-box hay là Tee là một bề mặt phẳng hình vuông. Cú dánh đầu tiên người chơi đánh là tại điểm này, nó được gọi là Tee Shot, Teeing hay Driver. Teeing được thực hiện bằng cách đặt bóng tại điểm chốt gọi là Tee và sử dụng loại gậy Driver hay bất kỳ loại gậy gỗ dài nào để đánh bóng vào Fairway và càng gần vùng Green càng tốt.

+/ Fairway

Fairway là vùng được kéo dài thẳng từ điểm phát bóng xuống gần với vùng Green. đánh bóng vào phần Fairway là một trong những mục đích chính khi chơi, vì khi bóng ở gần vùng Fairway người chơi sẽ dễ dàng đánh bóng từ vùng Fairway vào vùng Green hơn so với đánh bóng từ các vùng Rough hay Hazards. Những gậy gôn được gọi là gậy Fairway được sử dụng cho những cú đánh dài ra khỏi vùng Fairway. Những gậy này bao gồm gậy số 2 (bây giờ ít sử dụng), số 3, số 4 và số 5.

+/ Green

Đây là vùng bao quanh lỗ Gôn, ở vùng này cỏ phải rất mịn vì nó là nơi bóng lăn vào lỗ. Loại cỏ được sử dụng ở vùng Green có thể là cỏ Bermuda hoặc cỏ Bentgrass (một loại cỏ ống). Cỏ Bentgrass được cắt ngắn hơn cỏ Bermuda, nó giúp cho bóng lăn nhanh hơn. Những vùng Green thường được thiết kế hơi có độ dốc và rất khô ráo chắc chắn. Bóng Gôn lăn nhanh hơn trên những vùng Green khô ráo chắc chắn so với những vùng Green ẩm ướt.

+Hole

Hole (lỗ gôn) là một phần không thể thiếu được trong môn thể thao gôn. Một lỗ gôn thông thường có đường kính là 10.8 cm và có độ sâu thấp nhất là 10cm. Lỗ gôn được bao quanh bởi vùng Green. Vị trí của lỗ Gôn được đánh dấu bởi một cái cờ nhỏ. Cờ màu đỏ nghĩa là lỗ này nằm phía trước của vùng Green, Cờ màu trắng nghĩa là lỗ này ở giữa và xanh có nghĩa là lỗ này ở phía sau. Theo luật chơi, nếu bạn quên nhấc chiếc cờ ra khỏi lỗ trước khi đẩy bóng vào lỗ thì bạn sẽ không được phép dịch chuyển cờ trong khi bóng đang di chuyển

+/ Rough

Là những đường biên xung quanh vùng Fairways. Phần Rough thường thô hơn vì cỏ ở phần này dài hơn và không được mịn so với cỏ ở vùng Fairway hay vùng Green. Đây là khu vực trong sân gôn mà người chơi muốn tránh ra vì nó là chướng ngại vật. Sẽ rất khó khăn để người chơi đưa bóng từ vùng Rough vào lỗ, trong khi nếu đánh từ vùng Fairway sẽ dễ hơn nhiều.

+/ Golf Hazards

Hazards là những phần tạo cho sân gôn trở nên có nhiều thách thức hơn nhờ các chướng ngại vật. Những phần Hazards chính là những vật cản được đặt quanh sân gôn. Những phần Hazard nước có thể là ao, hồ, những rạch nước hay sông. Một Hazard nước được đánh dấu bằng những cọc màu vàng được đặt ở giữa người chơi và vùng Green. Một Hazard ở bên là phần chạy dọc theo chu vi của lỗ gôn và không nằm trực tiếp giữa phần Tee và vùng Green. Những Hazard ở bên được đánh dấu bằng những cột màu đỏ.

Hazard còn bao gồm cả những hố cát. Những hốc cát này thường nằm gần với mục tiêu cần nhắm tới.. Hố cát cũng đòi hỏi người chơi phải sử dụng những cú đánh đặc biệt và gậy gôn sử dụng trong những cú đánh này là Sand Wedge hay Pitching Wedge.

+/ Fringe/ Collar

Fringe/Collar là những phần bao quanh vùng Green, nó cũng là một trong những vùng mà cỏ mọc cao hơn một chút so với những vùng khác và nằm kéo dài theo các bụi rậm hoặc các dày cây

+/ Trees

Cây được trồng quanh sân gôn để tạo cho trò chơi có nhiều độ khó khăn hơn. Ví dụ như khi bóng của người chơi bị nằm giữa rễ cây hay mắc trên các cành cây, đây cũng là một trong những tình huống khó khăn cần giải quyết khi chơi.

Tư vấn thiết kế thương hiệu

Nhận tư vấn 1:1 với chuyên gia thương hiệu của chúng tôi
Hotline: 0912 485 468 info@iptime.com.vn






    Bài viết liên quan

    Kiến thức thương hiệu

    ĐIỂM DANH CÁC CÔNG CỤ THIẾT KẾ LOGO CHUYÊN NGHIỆP MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

    Logo không chỉ là biểu tượng mà còn là bộ mặt của thương hiệu, đóng vai trò quan...

    Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu

    Quy chuẩn kỹ thuật thiết kế logo

    Logo là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Nó là biểu tượng đại diện...

    Tin tức

    Vợ, con Vũ “nhôm” không có mặt khi công an khám nhà bị can

    Cả khi công an khám xét nhà ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) tại số 82...

    Tin tức

    Đặt tên thương hiệu tên doanh nghiệp khởi đầu kinh doanh như thế nào

    Chúc mừng bạn đã hành động để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình! Khởi nghiệp...

    Kiến thức thương hiệu

    Chỉ mất 5 phút có thể thay đổi doanh nghiệp bạn

    [iptime]- Chỉ mất 5 phút có thể thay đổi doanh nghiệp bạnDANH MỤC NỘI DUNG1 [iptime]- Chỉ mất...

    Tin tức

    Kỷ Luật Hay Là Chết: Thói quen tuy khó nhưng lại là dễ nhất để đi đến thành công

    “Kỷ luật chính là tự do. Người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc,...

    Tin tức

    Doanh nghiệp tiếp tục chủ động trên cả hai “mặt trận”

    Khi dịch bệnh Covid-19 quay trở lại và có diễn biến phức tạp hơn, việc thực hiện “mục...

    Kiến thức thương hiệu

    Nhận diện thương hiệu các công ty Logistics uy tín hàng đầu

    Những hãng vận tải hàng đầu luôn tạo cho mình những khác biệt. Điều đó đến từ các...

    Tin tức

    Đẩy mạnh phát triển sản xuất CN – TTCN của thành phố Bắc Ninh

    Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hiện là hướng đi trọng tâm đưa kinh tế...

    0912485468
    Liên hệ kinh doanh