Cẩm nang thiết kế, Tin tức
Thương hiệu (Brand) là gì? xây dựng thương hiệu bài bản hiệu quả
1. Thương hiệu (Brand) là gì?
DANH MỤC NỘI DUNG
Trước khi xây dựng thương hiệu, cần hiểu rõ Thương hiệu là gì. Theo định nghĩa của WPTO, Thương hiệu là đặc điểm để nhận biết một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó được cung cấp doanh nghiệp hay cá nhân này. Các đặc điểm đó có thể là ký hiệu, biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan),… hay các giá trị vô hình khác như: chất lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, …
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME
Hay nói cách khác, thương hiệu là cách mà khách hàng của bạn cảm nhận về doanh nghiệp, bao gồm cả những sứ mệnh và giá trị cốt lõi.
2. Các yếu tố tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp SME
Hiện nay, một thương hiệu tốt không chỉ mang đến một sản phẩm tốt, mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Doanh nghiệp SME nên đang cân nhắc đâu là yếu tố quan trọng nhất để bắt đầu xây dựng thương hiệu. Các yếu tố cơ bản để hình thành nên một thương hiệu có thể kể đến như: tên thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, bộ nhận diện thương hiệu, đặc trưng sản phẩm, hình ảnh thương hiệu, …
3. Quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME
SME (small and medium-sized enterprises) chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại Việt Nam, có hơn 90% doanh nghiệp là các SME, đây thường là những doanh nghiệp phát triển ở phạm vi, quy mô nhỏ, mang tính địa phương và khu vực.
Thông thường các SME là các doanh nghiệp, cá nhân hay hộ gia đình và thường được điều hành bởi các thành viên trong gia đình. Đây cũng là một trong những hạn chế trong việc quản lý và xây dựng doanh nghiệp.
Trong thời kỳ cạnh tranh như hiện nay, việc hình thành và xây dựng thương hiệu chính là cách giúp doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Để giúp các SME có thể dễ dàng đưa ra những chiến lược xây dựng thương hiệu tối ưu nhất, chúng tôi xin đưa ra quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME dựa trên các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Hiểu khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cần hướng tới. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm.
Xác định khách hàng mục tiêu
Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình dựa theo mô hình 5W1H:
- – Who: Khách hàng của bạn là ai? Hãy xác định rõ các đặc điểm nhân khẩu học như: Giới tính, độ tuổi, thu nhập, nơi sinh sống,…
- – What: Nhu cầu của khách hàng là gì?
- – Where: Khách hàng thường xuất hiện ở đâu? Trên các nền tảng mua sắm trực tuyến hay mua trực tiếp ở cửa hàng? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, hành vi tiêu dùng,…
- – When: Khách hàng thường xuất hiện khi nào? Hiểu thời điểm trong tháng, năm hay trong ngày mà khách hàng thường mua sản phẩm/dịch vụ nhất.
- – Why: Tại sao khách hàng lại cư xử như vậy?
- – How: Khách hàng sẽ muốn được đối xử như thế nào?
Xem thêm: Các bước thiết kế xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Bước 2: Tìm lợi thế cạnh tranh của SME trên thị trường
Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng mục tiêu, thì việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng quan trọng không kém. Sau khi xác định được đâu là đối thủ của mình trên thị trường, doanh nghiệp có thể xác định những lợi thế cạnh tranh của mình qua việc trả lời 4 câu hỏi sau:
- Thông điệp truyền thông chính của đối thủ là gì?
- Đâu là điểm khác biệt trong sản phẩm của họ?
- Phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm của đối thủ
Sau khi nghiên cứu những thế mạnh điểm yếu của đối thủ, bạn có thể lập bảng mô hình SWOT để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Tiếp đó, việc đổi mới và tìm ra điểm khác biệt của mình là điều cần thiết để thuyết phục khách hàng chọn bạn.
Bước 3: Tìm hiểu xu hướng và cơ hội trên thị trường
Xu hướng thị trường là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Mỗi ngành hàng sẽ có những xu hướng thị trường khác nhau. Việc doanh nghiệp cần là tìm ra và dự báo trước xu hướng. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thị trường, từ đó, có chiến lược hiệu quả để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME.
Bước 4: Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu chính là điều mà doanh nghiệp cần khách hàng nghĩ đến khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Dù là các doanh nghiệp lớn hay SME thì việc định vị thương hiệu cũng là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME. Việc định vị khác biệt so với các đối thủ chính là chìa khóa tạo nên thành công cho thương hiệu.
Định vị thương hiệu – brand positioning là bước quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME
Bước 5: Tạo nhận diện thương hiệu
Việc tạo nhận diện thương hiệu là bước thực hiện việc cá nhân hóa sau khi bạn đã định vị thương hiệu. Cá nhân hóa thương hiệu là việc xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp thông qua: tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,…
Một số yếu tố trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME mà bạn cần thực hiện như:
- Logo: là biểu tượng đặc trưng của thương hiệu, khách hàng chỉ cần nhìn vào logo là có thể nhận ra doanh nghiệp.
Logo, tên thương hiệu hay đồ họa đặc trưng sẽ giúp xây dựng nên thương hiệu của bạn
- Thiết kế đặc trưng: Để tạo sự đồng nhất và liên tưởng giữa thương hiệu đến các yếu tố nhận diện khác như: logo, bao bì, hình ảnh quảng cáo…. Chúng ta cần tạo ra thiết kế đặc trưng, đây được xem như tiêu chuẩn giúp việc thiết kế những nội dung còn lại được đồng bộ.
- Tính cách thương hiệu: là phần “con người” của thương hiệu – phần mà khách hàng có thể kết nối. Nghĩ về các tính từ để mô tả thương hiệu của bạn; vẽ những gì bạn nghĩ thương hiệu của bạn, từ đó định hình tính cách qua các bộ phận nhận diện hữu hình, giọng văn của bạn.
Bước 6: Quản trị thương hiệu
Đây là bước cuối cùng và không thể thiếu trong quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME. Sau khi thương hiệu dần được hình thành, việc quản trị hiệu quả thương hiệu sẽ giúp duy trì vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Trên đây là quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME. Doanh nghiệp có thể tham khảo và vận dụng cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn đang gặp các vấn đề trong việc hoạch định và xây dựng thương hiệu, liên hệ ngay với IP TIME Branding để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.
Tư vấn thiết kế thương hiệu
Bài viết liên quan
Kiến thức thương hiệu
In bao bì túi giấy tại Bắc Ninh chất lượng, in bao bì túi giấy chất lượng
Dịch vụ làm túi giấy, in túi giấy tại Bắc Ninh của chúng tôi…DANH MỤC NỘI DUNG1 Dịch...
Tin tức
Con trai cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở LĐTB&XH
Sau khi được chỉ định giữ chức Phó GĐ Sở LĐTB&XH, hơn 5 tháng sau, ông Nguyễn Nhân...
Tin tức
Chuyên gia phản bác thuật ngữ ‘thu giá’ của trạm BOT
Biết thông tin hàng loạt biển “trạm thu phí” của BOT đang được đổi tên thành “trạm thu...
Kiến thức thương hiệu
Thiệp chúc Tết đầu năm món quà ý nghĩa từ IPTIME
Thiết kế in ấn thiệp tếtDANH MỤC NỘI DUNG1 Thiết kế in ấn thiệp tết1.1 Mẫu thiết kế...
Kiến thức thương hiệu
Công ty sản xuất: Quan trọng của việc xây dựng thương hiệu
Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc xây dựng và phát triển một...
Tin tức
Vai trò & xu hướng thiết kế áo đồng phục công ty 2021 – 2022!
Một hệ thống nhận diện thương hiệu đầy đủ và chuyên nghiệp không thể thiếu thiết kế áo...
Tin tức
Thi công sân cỏ nhân tạo: Cải thiện chất lượng chơi golf và giảm thời gian bảo trì
Sân cỏ nhân tạo trong golf đã trở thành một xu hướng phổ biến trong vài năm trở...
Cẩm nang thiết kế Kiến thức thương hiệu Tin tức
Năm mới – cập nhật diện mạo mới cho doanh nghiệp
Năm mới diện mạo mới đón mừng sự phát triển mới cho doanh nghiệp của bạn Thời điểm...
Cẩm nang thiết kế
5 tiêu chí đánh giá thiết kế website chuyên nghiệp
Thiết kế website cho doanh nghiệp là một việc không dễ chút nào. Việc này đòi hỏi sự...